Kinh nghiệm quản trị rủi ro theo mô hình ERM của các NHT Mở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VPBank (Trang 33 - 36)

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro theo phương pháp ERM trên thế giới

1.3.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro theo mô hình ERM của các NHT Mở Hàn Quốc

Hàn Quốc

Qua các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản trị rủi ro trong việc thực hiện Basel II tại Hàn Quốc từ năm 2014 đến nay (năm 2018), ta thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM tại Hàn Quốc có những đặc điểm sau:

- Chính sách quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng trên các nguyên tắc: Quản trị rủi ro tín dụng và quản lý nghiệp vụ độc lập với nhau; quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản trị rủi ro định tính và định lượng; các phương pháp, công cụ và dữ liệu quản trị rủi ro tín dụng được chia sẻ trong toàn hệ thống ngân hàng; đa dạng hoá rủi ro một cách hợp

lý phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng; xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro tín dụng và đội ngũ cán bộ tác nghiệp.

- Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ thuộc như sau:

+ Hội đồng quản trị rủi ro tín dụng có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh, rủi ro trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng nhằm thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hiệu quả.

+ Hội đồng thẩm định rủi ro tín dụng, hội đồng điều hành, hội đồng tín dụng tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh theo quy trình, quy chế tín dụng, đánh giá thường xuyên mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh, đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa rủi ro, tổn thất dự đoán trước. Đồng thời xem xét, giải quyết và quyết định xử lý rủi ro hệ thống.

+ Hội đồng chuyên viên có chức năng phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá định kỳ rủi ro và các bộ phận nghiệp vụ rủi ro ngoại tệ, tín thác, tín dụng tác nghiệp theo từng mảng nghiệp vụ chuyên biệt qua các hồ sơ, báo cáo, các bản danh sách kiểm tra của các phòng, ban, tổ tác nghiệp lập, báo cáo.

+ Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nên hệ thống quản trị rủi ro thực sự phát huy hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, do việc cảnh báo tổn thất dự đoán trước được thực hiện trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng.

- Quản trị rủi ro tín dụng gồm:

+ Quản lý các hạn mức rủi ro tín dụng trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng, thiết lập và quản lý hạn mức rủi ro tín dụng, trắc nghiệm khả năng chịu đựng rủi ro, trắc nghiệm mô hình tính toán VAR (value at risk) cho danh mục tín dụng.

+ Các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro phải xác định hạn mức rủi ro cho từng bộ phận phụ trách và phải là mức rủi ro nhất định mà ngân hàng chấp nhận được trong nỗ lực lớn nhất để có lợi nhuận.

+ Đánh giá rủi ro dựa trên các yếu tố: nhận biết rủi ro để có một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả trên cơ sở nhận biết và xác định các loại rủi ro cụ thể có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù và dự liệu trước rủi ro có thể xảy ra đối với các sản phẩm, dịch vụ và quá trình hoạt động. Phương pháp định lượng rủi ro dựa trên 3 phương pháp: phương pháp thống kê; phương pháp dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia rủi ro; phương pháp tính toán, phân tích, dự báo.

+ Theo dõi, kiểm tra kiểm soát rủi ro do một bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị độc lập với hệ thống kiểm soát nội bộ đảm nhiệm có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ diễn biến, tình hình thực hiện quy trình quản trị rủi ro.

Tóm lại, mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng nước ngoài đa phần đều thực hiện theo chuẩn mực nhất định, theo đó đều hướng đến chuẩn mực Basel trong quản trị và giám sát tín dụng. Các mô hình tín dụng của các ngân hàng nước ngoài đều hướng đến sự phát triển theo chiều dọc, tập trung quản trị rủi ro ở cơ quan đầu não của hệ thống và phân quyền tách bạch từng chức năng nhiệm vụ ở các phòng ban của Chi nhánh và Hội sở chính trong việc thẩm định và quyết định tín dụng, đảm bảo tính minh bạch và khách quan trong các quyết định cho vay, đồng thời phân định trách nhiệm của từng bộ phận có liên quan trong trường hợp rủi ro xảy ra để có hình thức xử lý phù hợp.

1.3.4. Kinh nghiệm từ các NHTM trong nước

Những năm trước đây, khi hầu hết các ngân hàng đều hoạt động theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán, quyền lực tập trung vào một cá

nhân khá lớn trong khi đó quy trình quy định của pháp luật và của từng ngân hàng còn nhiều kẽ hở. Ngành ngân hàng nước ta đã phải có nhiều bài học thực tế từ những tổn thất từ hoạt động tín dụng có nguyên nhân từ việc quản trị rủi ro chưa hiệu quả, theo đó liên tục có nhiều vụ án lớn gây thất thoát tiền, tài sản với giá trị có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng của ngân hàng, nhà nước.

Qua đó cho thấy vẫn còn nhiều sơ hở trong thực hiện quy trình, nhiệm vụ về hoạt động tín dụng, có dấu hiệu móc ngoặc giữa cán bộ ngân hàng với các đối tượng lừa đảo trong khi công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của một số ngân hàng còn lỏng lẻo. Điều này cũng một lần nữa bổ sung cho vai trò của con người trong việc xây dựng chính sách, mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VPBank (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)