CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
4.1.1. Định hướng khu vực ngân hàng đến năm 2020
Đến năm 2020 khó có thể xác định một cách chính xác cấu trúc của khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, với nhưng thực trạng hiện nay, định hướng của khu vực ngân hàng trong tương lai có thể dự kiến sẽ đạt được với những đặc trưng sau:
- Khu vực ngân hàng sẽ hình thành các định chế tài chính có cấu trúc như sau: thứ nhất, là các định chế tài chính có quy mô vừa chủ yếu đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính trong nước. Thứ hai, là các định chế tài chính có quy mô lớn có thể hoạt động xuyên quốc gia. Thứ ba, là các tổ chức tài chính vi mô góp phần tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia.
- Nâng cao năng lực quản lý và giám sát, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam lên ngang tầm với trình độ của các ngân hàng trong khu vực và thế giới. Nâng cao vị thế của ngân hàng thương mại Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Chủ động hội nhập ngân hàng quốc tế và mở cửa thị trường tài chính tạo sẵn chơi bình đẳng đối với các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.
- Tạo cơ sở pháp lý vững chắc phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, thiết lập một môi trường pháp lý hoàn chỉnh để phát triển hệ thống ngân hàng làm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Đáp ứng được những yêu cầu ngày càng đa dạng trong cấu trúc kinh tế thông qua việc tăng tính đa dạng của khu vực ngân hàng.
Năng lực thanh tra giám sát được nâng cao lên một cấp độ mới, hệ thống thanh tra giám sát được hoàn thiện theo hướng hợp nhất, mở rộng hợp tác và liên kết với các cơ quan thanh tra giám sát các bộ phận của thị trường tài chính trong nền kinh tế, trong khu vực và quốc tế...
- Hình thành hệ thống ngân hàng vững mạnh. Để hình thành một hệ thống ngân hàng vững mạnh thì đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có: quy mô của ngân nước ngoài; công nghệ ngân hàng hiện đại; tiên tiến; phải có một trình độ và hệ thống quản lý đúng tiêu chuẩn; hoạt động của ngân hàng phải có hiệu quả cao...Khi có một hệ thống ngân hàng vững mạnh thì chúng ta hoàn toàn có khả năng để cạnh tranh bình đẳng để cạnh tranh bình đẳng với các nước trong khu vực và thế giới.
- Hình thành các định chế tài chính đến với những chiện lược chiếm lĩnh những mảng thị trường riêng biệt, tạo ra một sức mạnh thị trường thịch hợp đối với họ trong môi trường cạnh tranh trong khu vực ngân hàng ngày càng tăng.
- NHNN chủ động trong các quyết sách của mình, tạo dựng môi trường pháp lý thuận lới cho các tổ chức tín dụng phát triển, thực sự là người cầm lái trên thị trường tiền tệ.
4.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
VPBank phấn đấu trở thành một tập đoàn dịch vụ tài chính - ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Đồng thời, với tôn chỉ hoạt động: An toàn trước, hiệu quả sau, chiến lược kinh doanh của VPBank là hướng tới khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm bằng cách luôn đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng và thị trường.
VPBank xác định sẽ từng bước phát triển ổn định, phát huy nội lực tập thể để hội nhập và xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp với bản
sắc văn hóa riêng nhằm thu hút nhân tài. “Xã hội trong kinh doanh” cũng là đích đến mà VPBank vươn tới.
Khách hàng mục tiêu : khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa, nhỏ và siêu nhỏ và một số doanh nghiệp lớn có chọn lọc.
Dịch vụ và sản phẩm chính : các sản phẩm liên quan đến huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng (nhà và xe) và các dịch vụ ngân hàng khác phục vụ mục đích kinh doanh với giải pháp tài chính ngắn hạn và trung hạn linh hoạt, đồng hành cùng với sự phát triển của khách hàng qua dịch vụ tư vấn hoàn hảo.
Thị trường mục tiêu : TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các khu trung tâm đô thị, thương
mại tại các tỉnh.
Trước nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà điển hình là Hiệp ước Basel II trong bối cảnh hội nhập, để quy trình quản trị rủi ro tín dụng đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả thực sự, chủ trương của VPBank là từng bước hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng mình theo các yêu cầu của Basel II.
Mục tiêu của VPBank là chú trọng, nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc nhận dạng, đo lường phân tích đánh giá và phòng ngừa tốt rủi ro tín dụng. Hiện tại VPBank đang tập trung nguồn lực và tài chính cho việc quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn CAMELS, trước mắt là áp dụng phương pháp tiếp cận chuẩn hóa và tiến tới là phương pháp xếp hạng tín nội bộ để đo lường rủi ro tín dụng. Hiện tại ngân hàng đã đề ra một số định hướng trong thời gian tới :
- Tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro, bao gồm hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng, các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II, hệ thống phòng chống gian lận trong hoạt động ngân hàng;
- Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên triển khai quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II. Đồng thời, Ban Kiểm soát cũng đã cử các nhân sự cao cấp của Kiểm toán Nội bộ tham gia dự án tư vấn về Kế hoạch Quản trị rủi ro tổng thể theo chuẩn Basel II, nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết và nắm bắt xu hướng, tiêu chuẩn kiểm soát, quản trị của Ngân hàng trong giai đoạn tới, khi triển khai các kế hoạch thực hiện Basel II theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin. Từ đó cung cấp nhu cầu dữ liệu, công cụ tính toán và phân tích theo mô hình quản lý rủi ro.
- Tăng cường hơn nữa phối hợp giữa ban quản lý rủi ro và các phòng ban, đặc biệt là phòng ban tiến hành thẩm định, cấp tín dụng cho khách hàng.
* Hướng đến phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến
Thị trường tài chính - ngân hàng của Việt Nam đang có sự hiện diện của hơn 50 NHTM trong nước và trong tương lai gần, hàng loạt ngân hàng nước ngoài sẽ có mặt tại Việt Nam.
Một cuộc cạnh tranh gay gắt về thị phần, thu hút nhân tài, mở rộng mạng lưới chi nhánh và chạy đua công nghệ là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, VPBank đã chủ động trong vấn đề nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực cùng với đầu tư công nghệ hiện đại ngay từ ngày đầu thành lập ban trù bị do VPbank xác định đây là 2 vấn đề cốt lõi đối với sự thành bại của một ngân hàng hiện nay.
Trong chiến lược kinh doanh của mình, VPBank hướng đến phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tiên tiến theo mô hình các nước phát triển nhằm thoát dần khỏi cách kinh doanh của một ngân hàng cổ điển.