CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá áp dụng quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank theo mô hình ERM
hình ERM
VPBank triển khai ERM kể từ năm 2016 với việc xây dựng đồng bộ cả hệ thống và các quy trình cũng như các phòng ban chuyên trách triển khai dự án, cho tới nay quy trình quản trị rủi ro theo ERM tại VPBank đã đảm bảo thực hiện được 4 bước chính trong ERM.
3.3.1. Nhận diện rủi ro
Nhận diện rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc đánh giá khả năng rủi ro đối với mỗi khoản vay của các khách hàng. Việc nhận diện rủi ro sẽ giúp ngân hàng có thể lường trước được các nhân tố có thể tác động tới hiệu quả của khoản vay cũng như hiệu quả quản trị rủi ro và đưa ra các quyết định phù hợp.
Một chu trình đầy đủ ứng với một khoản vay sẽ bắt đầu từ việc khách hàng tạo lập hồ sơ vay, trình hồ sơ vay lên phía Ngân Hàng. Ngân hàng sau khi
nhận được hồ sơ vay sẽ thực hiện việc kiểm định hồ sơ vay bằng cách đi xác thực thông tin hồ sơ, thông tin khách hàng. Các ngân hàng ở Việt Nam thường dùng tới dữ liệu của CIC để xem thông tin nhóm nợ của khách hàng, lịch sử tín dụng tại các tổ chức tín dụng khác kết hợp với thực tiễn điều tra về thông tin trong hồ sơ tín dụng. Tuy nhiên cách thức truyền thống này gặp rất nhiều những bất cập tạo nên những rủi ro tiềm tàng cho các Ngân hàng như: Thông tin CIC đối với những khách hàng mới là không có, do vậy không thể đánh giá được. Một số các cán bộ thẩm định không đánh giá đúng hồ sơ vay có thể do nhiều nguyên nhân: Cấu kết với khách hàng, năng lực chuyên môn chưa thể nhận diện hết được những nguy cơ, những vấn đề trong hồ sơ vay (Do việc đánh giá, thẩm định còn thủ công và trải dài ở nhiều vùng miền) dẫn tới ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ vay đã gặp phải rủi ro, đây cũng là vấn đề của VPBank khi trong thời gian qua có rất nhiều các vụ việc liên quan tới nguyên nhân này.
Ngân hàng VPBank xác định khả năng phát sinh tổn thất kinh tế do bên được cấp tín dụng hay đối tác của ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ theo các điều khoản đã cam kết luôn song hành với quá trình cấp tín dụng.
Cán bộ khách hàng của VPBank phải nhận diện và hiểu về rủi ro tín dụng trong các hoạt động kinh doanh trước khi tham gia vào giao dịch. Mọi hình thức cấp tín dụng chỉ được phép thực hiện nếu phù hợp với các thị trường mục tiêu và tiêu chí cấp tín chỉ đã được VPBank phê duyệt.
Theo ERM, trong quản trị rủi ro tín dụng, việc nhận diện rủi ro là một loạt các phương pháp, quy trình cần được đảm bảo. Sự kết hợp giữa việc xây dựng các phòng ban chuyên trách, riêng biệt nhằm xây dựng chính sách song hành cùng với khi lên kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho việc giảm thiểu các vấn đề phát sinh ngoài quy trình khi thực hiện triển khai.
Không chỉ vậy, việc nhận diện rủi ro cần phải có nhiều cách thức tiếp cận khác nhau chứ không chỉ hạn chế bởi một số nguồn. Cần xây dựng các
nguồn đối chiếu mang tính tin cậy cao để luôn luôn có được sự hiểu biết cao nhất đối với từng khách hàng và khoản vay, từ đó mới có thể nhận diện được rủi ro ngay từ bước đầu tiên với tính chính xác cao nhất.
Một khoản vay sau khi được phê duyệt sẽ là giai đoạn giải ngân và theo dõi khoản vay, thực hiện việc thu hồi nợ vay, lãi vay đúng thời gian, quy định. Không chỉ chờ tới ngày đến hạn và khách hàng tới trả nợ. ERM chỉ ra các tổ chức tín dụng cần có một hệ thống tính toán khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, cần triển khai một cách đồng bộ giữa công nghệ và quy trình trong quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả nhận diện rủi ro. Mỗi giai đoạn từ đánh giá khách hàng, giải ngân, thu hồi vốn và lãi tương ứng đều được hệ thống đưa ra những cảnh báo những rủi ro có thể gặp phải và tỷ lệ có thể xảy ra tương ứng. Mỗi khoản vay đều được hệ thống hóa và theo dõi một cách tự động, các cảnh báo rủi ro được gửi đi cho các cá nhân, bộ phận phụ trách khoản vay đó theo từng giai đoạn như trong hợp đồng. Từ đó rủi ro được nhận diện trong suốt quá trình kể từ khi đánh giá tín dụng cho tới khi thu hồi gốc và lãi khoản vay.
Tất cả các khả năng cũng như nguồn rủi ro đều phải được phân tích, nhận diện sớm trong bước này.
3.3.2. Đo lường rủi ro và phân tích rủi ro
Đối với mô hình quản trị rủi ro truyền thống, các tổ chức tín dụng thường đo lường rủi ro dựa trên thông tin phân loại nhóm nợ của khách hàng nhằm tính toán ra các khoản dự phòng tương ứng. Một số các tổ chức cũng đã tính toán riêng các nhóm nợ của khách hàng tại tổ chức của mình trước khi so sánh với CIC nhằm tăng độ chĩnh xác và kịp thời trong việc đo lường rủi ro. Tuy nhiên việc đo lường rủi ro thông qua thông tin nhóm nợ của khách hàng này sẽ không thể phản ánh kịp thời các rủi ro mà khách hàng có thể gây ra cho tổ chức. Không chỉ vậy việc dung thông tin nhóm nợ sẽ chỉ diễn ra vào các kỳ đánh giá.
Các tổ chức tín dụng cần xây dựng ra một hệ thống đó lường và cảnh báo liên tục tới các đơn vị quản trị và đơn vị phụ trách tín dụng. Không chỉ giúp cho thông tin đo lường rủi ro chính xác hơn, tự động đo lường còn tránh được các sai sót cũng như các bất cập về mặt thời gian xử lý, thực hiện so với trước đây. Kết hợp với hệ thống nhận diện rủi ro, mỗi khoản vay sẽ được đánh các trọng số phù hợp và điều chỉnh trọng số theo từng giai đoạn của khoản vay tạo ra tính cập nhật kịp thời và công bằng giữa các khoản tín dụng trong việc đo lường. Khi khoản vay được đánh giá có khả năng xảy ra rủi ro trong bước nhận diện rủi ro, khoản vay này sẽ được đo lường tương ứng trong bước này nhằm đồng bộ hóa và đánh giá được gần như chính xác mức độ rủi ro trong tín dụng.
3.3.2.1. Quản lý khách hàng vay vốn
Ngân hàng TMCP Việt Nam đã xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng doanh nghiệp. Đây là công cụ quản lý rủi ro tín dụng cốt lõi của Việt Nam Thịnh Vượng đồng thời đây cũng là cơ sở để Việt Nam Thịnh Vượng thực hiện quản lý khách hàng có quan hệ tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng: kết hợp với phương pháp chuyên gia và thống kê để xếp hạng khách hàng. Phương pháp chấm điểm trong hệ thống này của Việt Nam Thịnh Vượng cũng rất phổ biến, được các tổ chức quốc tế như Moody’s, S&P... sử dụng, theo đó việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Các chỉ tiêu này phản ánh khá toàn diện về quy mô, ngành nghề và triển vọng của doanh nghiệp, đồng thời chúng có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hóa tối đa nhằm giảm thiểu sai sót chủ quan của người đánh giá.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng cho các khách hàng là TCTD, tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân theo mô hình sau:
Hình 2.1. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bội với khách hàng (doanh nghiệp)
Theo hệ thống này, số điểm tối đa đối với khách hàng là 100 điểm và khách hàng càng có điểm chấm cao thì mức độ rủi ro của khách hàng đó càng thấp và ngược lại.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ đó được sử dụng cho đến năm 2014. Năm 2014 thì ngân hàng đã hoàn thiện chính sách, quy trình và bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng.
Hiện tại, hệ thống xếp hạng tín dụng của VPBank bao gồm 10 thang xếp hạng với các rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D.
Xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ dựa trên bộ chỉ tiêu định lượng và bộ chỉ tiêu định tính: Bộ chỉ tiêu định lương bao gồm các tiêu chí tài chính từ các
Khách hàng
Ngành, nghề kinh tế
Quy mô doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính
Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng AA A BB B BB B CC C CC C D AA A
Báo cáo tài chính và Bộ chỉ tiêu định tính bao gồm các câu hỏi định tính dựa trên sự đánh giá chủ quan của Cán bộ xếp hạng (với sự giám sát của Cán bộ giám sát). Chỉ tiêu này được tính tỷ trọng đối với 2 đối tượng khách hàng: khách hàng đã từng quan hệ tín dụng với VPBank và khách hàng mới.
Bước 1: Thu thập thông tin và phân loại khách hàng
Cán bộ xếp hạng tiến hành điều tra thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn:
+ Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Hồ sơ pháp lý và các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...
+ Thông tin từ cơ sở dữ liệu của chính ngân hàng đã có về khách hàng (Đối với những khách hàng đã từng là khách hàng của ngân hàng)
+ Phỏng vấn trực tiếp khách hàng (Thông qua Bảng câu hỏi trong Quy trình tín dụng);
+ Đi thăm thực địa, cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng; + Từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam; + Các nguồn thông tin khác...
Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Việc xác định lĩnh vực và ngành nghề hoạt động kinh doanh được căn cứ trên ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh chính (đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - Khai khoáng
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí.
- Xây dựng
- Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác - Vận tải kho bãi
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống - Thông tin và truyền thông
- Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm - Hoạt động kinh doanh bất động sản
- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ - Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
- Hoạt động của đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc
- Giáo dục và đào tạo
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội - Nghệ thuật, vui chơi và giải trí - Hoạt động dịch vụ khác
- Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình
- Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.
Bước 3: Xếp hạng tín dụng dựa trên các bộ chỉ tiêu xếp hạng
Quy mô của khách hàng: Hệ thống chấm điểm xác định quy mô của khách hàng dựa trên các tiêu chí về Vốn, Lao động, Doanh thu thuần và Tổng tài sản
VPBank tiến hành đánh giá xếp hạng tín dụng các khách hàng qua hệ thống các chỉ tiêu định lượng và chỉ tính. Trong đó, dựa vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu mà ngân hàng thực hiện đánh trọng số cao cho những chỉ tiêu này trong từng ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Bảng 3.4. Hệ thống chỉ tiêu định lƣợng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VPBank
Chỉ tiêu Công thức tính
Nhóm Chỉ tiêu khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán hiện hành Tài sản ngắn hạn / (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả)
Hệ số thanh toán nhanh (Tài sản ngắn hạn – Hàng Tồn kho)/ (Nợ
ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả)
Hệ số thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương tiền / (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả)
Khả năng thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ chi phí trả lãi Khả năng hoàn trả nợ vay (Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + thuế thu
nhập+ chi phí trả lãi vay)/chi phí trả lãi Nhóm Chỉ tiêu hoạt động
Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân
Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần/Tổng tài sản ngắn hạn bình
quân
Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần/Khoản phải thu bình quân
Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu thuần/Tài sản cố định bình quân
Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
Tỷ số nợ trên tài sản Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản
Hệ số thích ứng dài hận Nợ dài dạn/Vốn CSH
Nhóm chỉ tiêu sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân Tỷ suất sinh lời Tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân Nhóm chỉ tiêu khả năng tăng trưởng
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Doanh thu kỳ này – Doanh thu kỳ
trước)/Doanh thu kỳ trước
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuân sau thuế kỳ này – Lợi nhuân sau thuế kỳ trước)/Lợi nhuân sau thuế kỳ trước Tỷ lệ tăng trưởng Tổng tài sản (Tổng tài sản kỳ này – Tổng tài sản kỳ
trước)/Tổng tài sản kỳ trước
Bộ chỉ tiêu định tính bao gồm năm nhóm với các chỉ tiêu chi tiết thuộc mỗi nhóm, mỗi chỉ tiêu có đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100.
- Khả năng quản lý của ban lãnh đạo và môi trường nội bộ - Mối quan hệ với ngân hàng
- Các đặc điểm hoạt động
- Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ - Các nhân tố bên ngoài.
Bước 4: Xếp hạng khách hàng
Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng tín dụng khách hàng. Căn cứ tổng điểm đạt được cuối cùng đã nhân với trọng số, khách hàng được xếp hạng theo 10 loại mức độ rủi ro tương ứng theo bảng sau:
Bảng 3.5. Thang xếp hạng tín dụng nội bộ của VPBank
Điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro
Từ 90 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp Từ 81 đến 89 AA Rủi ro thấp Từ 72 đến 80 A Rủi ro thấp Từ 63 đến 71 BBB Rủi ro trung bình Từ 55 đến 62 BB Rủi ro trung bình Từ 48 đến 54 B Rủi ro trung bình Từ 41 đến 47 CCC Rủi ro Từ 32 đến 40 CC Rủi ro Từ 25 đến 31 C Rủi ro cao
Nhỏ hơn 25 D Rủi ro rất cao
Nguồn : Tài liệu nội bộ của VPBank năm 2017
Bước 5: Trình duyệt kết quả xếp hạng tín dụng
Sau khi tính điểm và xếp hạng cho khách hàng, cán bộ xếp hạng sẽ trình duyệt kết quả cho cán bộ xét duyệt kết quả xếp hạng tín dụng.
Nếu điểm xếp hạng của khách hàng mới đặt quan hệ vay vốn điểm xếp hạng Rủi ro rất cao (mức D) thì trường hợp này sẽ trình cấp cao hơn so với phân quyền xét duyệt cho vay (do quy định trong từng thời kỳ cụ thể) để