CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý trực tiếp các NHTM, tiến hành các hoạt động giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ, theo dõi sau các NHTM.
NHNN đóng vai trò cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Nhà nước thông qua hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các NHTM. Dưới đây là một trong những kiến nghị đối với NHNN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn, chỉ đạo các NHTM thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Theo lộ trình triển khai Basel II đã được Thống đốc phê duyệt, đến cuối năm 2015 có ít nhất 10 ngân hàng được lựa chọn thực hiện Basel II theo Phương pháp tiêu chuẩn. Do đó, NHNN cần phải ban hành văn bản hướng dẫn về lệ an toàn vốn theo Phương pháp tiêu chuẩn của Basel II để làm khuôn khổ pháp lý cho các ngân hàng thực hiện và NHNN (CQTTGSNH) thanh tra, giám sát việc thực hiện của các ngân hàng.
Việc ban hành các quy tắc tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II không phức tạp mà cái khó là ở các hệ số rủi ro cần được thiết lập ở Việt Nam ở mức nào là phù hợp. Hơn nữa, các NHTM đều đã thực hiện phân tích hiện trạng và đưa ra lộ trình triển khai Basel II. Vì vậy, NHNN cần ban hành các văn bản theo đúng thời hạn để các NHTM áp dụng; NHNN cần thiết lập các tỷ lệ an toàn ở mức độ phù hợp với mặt bằng các NHTM trong nước và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng đến hệ thống khi áp dụng các tiêu chuẩn trên.
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng một số quy định nhưng chưa đầy đủ, cần có sự hoàn thiện bổ sung, quy định rõ ràng về các loại rủi ro, cơ chế, quy trình quản lý rủi ro, và nhân sự liên quan đến quản lý rủi ro... Chỉ có như vậy, việc triển khai áp dụng Basel II mới có thể thành công và có ý nghĩa trên thực tế.
Mặc dù theo lộ trình của thực hiện Basel II NHNN sẽ phải đưa ra các văn bản hướng dẫn các NHTM thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II như:
+ Văn bản hướng dẫn về các định rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn, phương pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng và đánh giá về rủi ro tín dụng của các công ty đánh giá tín dụng độc lập (dự kiến thời gian từ tháng 5/2014 đến 11/2014)
+ Văn bản hướng dẫn sơ bộ cho các NHTM thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng tín dụng nâng cao ( dự kiến thời gian từ 04/2015 đến 07/2016)
Tuy nhiên hiện tại, NHNN chưa đưa ra một văn bản nào hướng dẫn cụ thể việc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II. Vì vậy NHNN cần nhanh chóng đưa ra các văn bản này và các văn bản hướng dẫn chi tiết hỗ trợ NHTM trong công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
- Xây dựng đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập
Việc triển khai Basel II và áp dụng phương pháp chuẩn hóa cho rủi ro tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập. Việc không có các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập trong nước hoạt động hiệu quả, việc triển khai Basel II sẽ là một thách thức lớn.
NHNN cần đưa ra các quy chế cụ thể cho hoạt động xếp hạng các khách hàng vay của các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập một cách chi tiết để có thể cung cấp các kết quả xếp hạng hiệu quả nhất.
Hiện nay, NHNN đã lựa chọn Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia làm đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập để đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng áp dụng vào phương pháp chuẩn hóa cho các NHTM. NHNN cần định hướng CIC thành một tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập theo các tiêu chí sau:
- Việc xếp hạng tín dụng khách hàng cần phải được thực hiện chặt chẽ, hệ thống, đánh lại theo các số liệu lịch sử đảm bảo chính xác ít nhất là một năm, được liên tục, kịp thời trước sự thay đổi của tình hình tài chính.
- Tổ chức xếp hạng tín dụng khách hàng cần không chịu sức ép về chính trị, kinh tế làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả xếp hạng
- Kết quả xếp hạng tín dụng cần được công bố rộng rãi cho các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
- Tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập cần công khai các thông tin về xếp hạng tín dụng độc lập, khái niệm vỡ nợ, ý nghĩa của từng thứ hạng trong thang xếp hạng, tỷ lệ vỡ nợ thực tế của từng thang xếp hang.
- Tổ chức xếp hạng độc lập phải có đủ năng lực để tiến hành xếp hạng tín dụng đạt chất lượng tốt, thực hiện phương pháp xếp hạng định lượng kết hợp với định tính.
NHNN cần khuyến khích các đơn vị xếp hạng độc lập ngoài Trung thông tin tín dụng quốc gia (CIC) như là Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam, Trung tâm Đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để từ đó đa dạng hóa các kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng, có căn cứ để đưa ra các xếp hạng tín dụng khách hàng một cách chính xác nhất.
- Nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá các khách hay vay, vì vậy NHNN cần chú ý nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng. Các thông tin tín dụng cần tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc quản lý rủi ro tín dụng. Các thông tin tín dụng cần được chia sẻ giữa các tổ chức cấp tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Để nâng cao chất lượng thông tin tín dụng thì Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) cần phải xây dựng được một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chất lượng hơn; cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin phục vụ công tác điều hành và cung cấp cho các khách hàng.
CIC cần phát triển mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân tại CIC; liên kết hệ thống xếp hạng, chấm điểm tín dụng của CIC với các tổ chức tín dụng; đa dạng các kênh cung cấp và dịch vụ thông tin đảm bảo an toàn, bảo mật, công khai; nâng cao độ chuẩn dữ liệu đạt chuẩn quốc tế để phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh những yêu cầu trên, trong thời gian tới, CIC cần chú trọng hơn đến độ chính xác của thông tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm soát và đẩy mạnh hợp tác công - tư để quản lý toàn diện thông tin về khách hàng vay; chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thông tin có đủ phân tích xã hội, chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín dụng.
- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra NHTM
Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy giám sát, thanh tra NHTM từ trung ương đến các đơn vị NHNN tỉnh, thành phố và có sự độc lập tương đối với các hoạt động điều hành và hoạt động nghiệp vụ khác của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản của Basel II trong giám sát hiệu quả hoạt động của NHTM, tuân thủ những thận trọng trong công tác thanh tra tại chỗ, theo dõi sau thanh tra.
Nâng cao các hoạt động giám sát từ xa như nâng cao khả năng, phân tích các số liệu báo cáo của NHTM định kỳ, phát triển hệ thống cảnh báo sớm các NHTM về tính tuân thủ các quy định của NHNN, phát triển hệ thống xếp hạng các NHTM.
Nâng cao các hoạt động thanh tra tại chỗ, theo dõi sau thanh tra. Việc thanh tra tại chỗ các NHTM dựa vào phát hiện rủi ro cần được đẩy mạnh, có tính hiệu quả cao.
Xây dựng các hướng dẫn các cán bộ giám sát, thanh tra của NHNN tuân thủ theo quy định tại Basel II
- Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa NHNN và các NHTM trong việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Trong quá trình các ngân hàng thương mại thực hiện quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng nhà nước cần tăng cường sự phối hợp giữa NHNN và các NHTM trong việc thực hiện. Cụ thể:
- NHNN tiếp hành giải đáp các thắc mắc trong các quy định, văn bản pháp luật hướng dẫn công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II cho các NHTM
- NHNN tiến hành hỗ trợ các NHTM tháo gỡ các vướng mắc trong việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
- NHNN cần yêu cầu các NHTM báo cáo định kỳ các kết quả thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, nhất là trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang bắt đầu áp dụng Basel II vào hoạt động quản lý rủi ro nói chung của ngân hàng.
- NHNN cần đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể với NHTM chậm trễ, thực hiện sai các nội dung quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện ngày nay, ngành ngân hàng đã và đang là một cầu nối giúp chúng ta chủ động, củng cố và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đồng thời, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và những rủi ro này gây nên sự bất định không mong đợi đối với các NHTM, và có thể gây nên sự đỗ vỡ dẫn đến phá sản gây thiệt hại cho nền kinh tế. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với các thông lệ quốc tế và phát triển bền vững.
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nói chung, tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng.
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng qua các năm, đánh giá những thành tích cũng như những tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, phân tích nguyên nhân của những tồn tại này.
- Đưa ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, cùng một số kiến nghị với Chính Phủ, Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
- Trên những hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ ra ở chương II, tác giả đưa ra quan điểm về Quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại VPBank trong thời gian tới để Ngân Hàng xem xét áp dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Trương Quốc Cường (2011), Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam nhìn từ chuẩn Basel.
2. Hoàng Thị Đào, Nguyễn Đức Minh (2018), Mô hình quản trị rủi ro doanh
nghiệp theo thông lệ quốc tế, Tạp chí Dầu Khí số 1/2018. Trang 54 -55.
3. Nguyễn Minh Kiểu (2013), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, Tp Hồ Chí Minh.
4. Cấn Văn Lực (2016), Cơ hội và thách thức đối với ngành Ngân hàng Việt
Nam trong giai đoạn 2016-2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Banking
Vietnam 2016”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Trang 3-5.
5. Nguyễn Thị Nhung (2011), Giải bài toán rủi ro vì sự phát triển bền vững các hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
6. Ngân hàng nhà nước (2014), Dự thảo thông tư quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
7. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới
hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
8. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (2015), Báo cáo thường niên
VPBank.
9. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (2016), Báo cáo thường niên
VPBank.
10. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (2017), Báo cáo thường niên
VPBank.
11.Nguyễn Hữu Thắng (2010), “Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại các
12.Nguyễn Thị Ngọc Trang, Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ Quốc Tuấn (2007), Quản trị Rủi ro Tài Chính, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
13.Lê Văn Tư (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bàn Tài chính 14. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb Công An Nhân dân, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng anh
1.Casualty Actuarial Society
2.Kawamoto, Brian. 2001. Issues in Enterprise Risk Management: From Theory to Application. Casualty Actuarial Society Spring Meeting.
3.Stephen P. D'Arcy, 2001, Enterprise Risk Management, Journal of Risk Management of Korea Volume 12, Number 1
4. Ngwa Eveline, 2010 , "Credit risk management in Banks as participants in Financial Markets".
5. Asha Singh, 2013, "Credit risk management in Indian commercial banks". 6. Schroeck, G. (2002) Risk Management and Value Creation in Financial Institutions. John Wiley & Sons, Inc., Hoboken.
7. Nocco Brian, W. and Stulz Rene, M. (2006) Enterprise Risk Management: Theory and Practice. Journal of Applied Corporate Finance.
8. Drzik, J.P. (2005) New Directions in Risk Management. Journal of
Financial Econometrics.
9. Aebi, V., Sabato, G. and Schmid, M. (2012) Risk Management, Corporate Governance, and Bank Performance in the Financial Crisis. Journal of
Banking & Finance.
10. Maingot, M., Quon, T.K. and Zéghal, D. (2012) Enterprise Risk Management and Business Performance during the Financial and Economic Crises. Problems and Perspectives in Management.
11. Rivas, A., Ozuna, T. and Policastro, F. (2006) Does the Use of Derivatives Increase Bank Efficiency? Evidence from Latin American Banks.
International Business & Economics.
12. Maingot, M., Quon, T.K. and Zéghal, D. (2012) The Effect of the Financial Crisis on Enterprise Risk Management Disclosures. International
Journal of Risk Assessment and Management.
13. Mikes, A., 2009. Risk management and calculative cultures. Manag. Account. Res. 20, 18–40.
14. Power. M., (2007): Organized uncertainty designing a world of risk management. Oxford University Press
15. Burton. E. J, (2008): The audit committee: How should it handle ERM? The Journal of Corporate Accounting & Finance, 19 (4) (2008), pp. 3-5
16. Lounsbury. M., (2008): Institutional rationality and practice variation: New directions in the institutional analysis of practice. Accounting, Organizations and Society, 33 (2008), pp. 349-361
17. Fraser, I., & Henry, W. (2007). Embedding risk management: structures and approaches. Managerial Auditing Journal, 22(4), 392-409.
18. Paape, L., & Spekle, R. F. (2012). The adoption and design of enterprise risk management practices: An empirical study. European Accounting Review, 21(3),
19. Ellul, A., & Yerramilli, V. (2013). Stronger risk controls, lower risk: Evidence from U.S. bank holding companies. The Journal of Finance, 68(5), 20. Rosenberg, J.V & Schuermann, T (2004): A General Approach to Integrated Risk Management with Skewed, Fat-Tailed Risks, Federal Reserve Bank of New York Staff Reports.
21. Brodeur A & Buehler K & Patsalos-Fix M. (2010) A board perspective on ERM: McKinsey Working Papers on Risk, Number 18.
22. MacDonagh, M: (2009), ERM in Asset Management, CCH Sword
23. Segal S. 2011. Corporate Value in ERM: The next step in business management. John Wiley & Sons Incl.
24. COSO, 2004. Enterprise Risk Management - Integrated Framework, s.l.: Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission