Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VPBank (Trang 94 - 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt

4.1.3. Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mạ

thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung có mức tăng trưởng khá cao. Sự tăng trưởng tín dụng luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng của RRTD. Nếu không được kiểm soát tốt, RRTD chắc chắn sẽ tác động xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và hạn chế việc mở rộng hoạt động tín dụng. Do đó mỗi ngân hàng cần phải xác định hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một nhân tố quyết định để đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng về mặt lượng với mặt chất của hoạt động tín dụng, góp phần duy trì và phát triển hoạt động tín dụng một cách bền vững, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên hoạt động quản trị RRTD cần được nhận thức và xem xét một cách toàn diện, nhất quán và đồng bộ. Các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng cần phải được đánh giá một cách đầy đủ trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường kinh tế, pháp lý của nền kinh tế nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng. Rủi ro tín dụng luôn luôn liên quan đến nhiều khu vực kinh tế, pháp lý khác nhau nên sẽ không bao giờ được xử lý thành công nếu không có sự phối hợp đồng bộ trong việc xây dựng, thực thi và hoàn chỉnh các khuôn khổ, thiết chế liên quan đến các ngành, lĩnh vực. Do đó, đây luôn là định hướng tổng quát cần phải đảm bảo để thành công triệt để cho hoạt động phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Bên cạnh đó hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng và sâu sắc về hoạt dộng tiền tệ và tín dụng, hoạt động phòng ngừa và hạn chế RRTD cần được tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thông qua tiếp thu một cách có chọn lọc các công nghệ, thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Việt Nam.

Trước hết, hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được xem là một nhân tố then chốt để phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách bền vững.

Mục tiêu cốt lõi của quản lý rủi ro tín dụng để đảm bảo VPBank cấp tín dụng đáp ứng các tiêu chí cấp tín dụng đã thiết lập để đảm bảo thu nhập từ hoạt động tín dụng tương xứng với khẩu vị rủi ro đã được Ban lãnh đạo VPBank phê duyệt và từ đó đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng và gia tăng giá trị cho các cổ động và các cán bộ công nhân viên VPBank.

VPBank xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng nhằm thiết lập mục tiêu của các hoạt động phát sinh rủi ro tín dụng.

Chiến lược rủi ro tín dụng đề ra các mục tiêu tín dụng tổng quát mà VPBank chấp nhận, bao gồm loại hình cho vay (sản xuất kinh doanh, tiêu dùng), đối tượng khách hàng (Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân), ngành hàng; vùng địa lý, dòng tiền cho vay, kỳ hạn, tỷ suất lợi nhuận dự kiến hoặc đặc điểm rủi ro mong muốn của danh mục tín dụng.

Chiến lược rủi ro phải tính tới cân bằng giữa khả năng đáp ứng của vốn tự có và mục tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến, chất lượng tín dụng, mức sinh lời dự kiến đảm bảo tính liên tục trong dài hạn, có tính đến biến động chu kỳ của nên kinh tế tác động đến cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng. Đồng thời hàng năm, VPBank cần đánh giá kết quả kinh doanh và điều chỉnh chiến lượng rủi ro tín dụng (nếu cần), điều chỉnh hạn mục tín dụng để đảm bảo phù hợp với mức vốn có sẵn. Chiến lược rủi ro tín dụng và các chính sách, quy trình kèm theo phải được phổ biến tới toàn hệ thống VPBank. Các cán bộ liên quan phải hiểu rõ cách tiếp cận, lí do cấp và quản lý tín dụng và chịu trách nhiệm tuân thủ các chính sách, quy trình liên quan.

Xây dựng cơ chế và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đồng bộ theo hướng chủ động phòng ngừa từng khoản vay và cả danh mục bao gồm hệ thống các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động của ngân hàng, tăng cường năng lực tự giám sát và quản trị rủi ro tín dụng nội bộ.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành và thị trường, bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu:

Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng.

+ Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ. + Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động

+ Quản lý hạn mức tín dụng theo ngành và theo từng doanh nghiệp trong toàn hệ thống.

+ Quản lý và đôn đốc thu hồi những khoản nợ đã được xử lý rủi ro. + Cung cấp định kỳ những bản phân tích, cảnh báo rủi ro ngành và thị trường.

Xây dựng hệ thống phân tích, chấm điểm khách hàng tập trung, làm cơ sở trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng..

Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế song phải phù hợp với đặc điểm của NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VPBank (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)