Các giải pháp về nguồn nhân lực trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VPBank (Trang 112 - 114)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

4.2.4. Các giải pháp về nguồn nhân lực trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Có thể nói, nhân lực là nguồn tài sản quý giá nhất và là một trong những nguồn lực chính, quan trọng nhất quyết định đên thành bại của bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Vì vậy, nâng cao chất lượng nhân viên, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh có thể nói là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực tế là rủi ro tín dụng của ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng của cán bộ tín dụng. Từ việc chấp hành cơ chế chính sách đến việc thẩm định dự án, xét duyệt hồ sơ, quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thu nợ nói chung mọi đúng sai thành công hay thất bại của các dự án cho vay thì ngoài nguyên nhân khách quan đều có nhân tố chủ quan của con người với tư cách là chủ thể trong quan hệ cho vay. Đương nhiên trong đó có yếu tố chủ quan cố ý, vì mục đích tư lợi nhưng cũng có yếu tố trình độ khả năng bất cập không thể hoặc chưa làm được. Tiến hành tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, việc này phải thực hiện từ khâu tuyển chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng chức năng, sở trường của họ. Những cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn phải tiến hành đào tạo và đào tạo lại để cập nhật những kiến thức mới.

Để thực hiện hoạt động kinh doanh tín dụng tốt, mở rộng cho vay gắn với việc giảm thiểu rủi ro cho VPBank cần phải có cơ chế tuyển dụng cũng như bố trí, sử dụng con người 1 cách hợp lý hơn, cụ thể như sau:

Vấn đề tuyển dụng: Cần phải chọn được cán bộ tín dụng có đạo đức, trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản, hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Do vậy, không nhất thiết phải chọn sinh viên ngành Ngân hàng, được đào tạo ngành tín dụng mà cần phải có chính sách thu hút tuyển dụng những sinh viên khá giỏi, có kiến thức vững vàng và có năng khiếu về lĩnh vực này, sau đó gởi đi đào tạo tiếp tục, vì một cán bộ tín dụng giỏi không chỉ đơn thuần là biết cho vay vốn mà là người có khả năng tư vấn cho khách hàng về khả năng sản xuất kinh doanh.

- Vấn đề bố trí nhân lực: Cần có sự bố trí nhân lực hợp lý, sắp xếp lại, thay thế dần những nhân viên thiếu kiến thức, kém linh hoạt và phẩm chất đạo đức ở khâu tín dụng bằng những nhân viên có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt. Phân chia khách hàng của VPBank theo từng nhóm có đặc điểm riêng trên cơ sở đó căn cứ vào năng lực sở trường và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng để phân công cho mỗi người thực hiện cho vay đối với mỗi loại khách hàng nhất định. Việc thay đổi, sắp xếp, phân công lại cán bộ tín dụng cũng cần phải hạn chế để tạo điều kiện cho họ có những hiểu biết khách hàng sâu sắc thông qua thông tin “mắt thấy, tai nghe” từ cơ sở kinh doanh của khách hàng, những thông tin hình thành bằng linh cảm và cả trực giác của cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp xúc, quan hệ với khách hàng.

- Vấn đề đãi ngộ, thưởng phạt. Xây dựng cơ chế tiền lương, thưởng và thăng tiến phù hợp với trình độ, năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên. Đây là động lực khuyến khích những cá nhân làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của từng nhân viên. Tránh tình trạng bình quân chủ nghĩa trong thu nhập vì công tác tín dụng thực sự nặng nề, lắm rủi ro nên đòi hỏi mỗi cán bộ tín dụng phải hết sức cố gắng, nổ lực. Việc gắn trách nhiệm và quyền lợi thích đáng đối với cán bộ tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng.

- Vấn đề bồi dưỡng cán bộ. Nâng cao kiến thức quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý để giúp VPBank bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của từng người. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tín dụng về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro để họ có thể vận dụng 1 cách linh hoạt, hiệu quả khi cho vay. Cần phải thường xuyên tập huấn cho cán bộ tín dụng, có những buổi giới thiệu kinh nghiệm của những cán bộ tín

dụng điển hình. Ngoài ra, phải nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi cán bộ tín dụng, yêu cầu các cán bộ tín dụng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát khách hàng ngay sau khi cho vay và việc này phải được đôn đốc và giám sát thường xuyên. Nếu trình độ cán bộ tín dụng chỉ phát huy hiệu quả trong quá trình xét duyệt cho vay thì một khoản vay được coi là tốt trong quá trình thẩm định vẫn có thể trở thành một khoản vay xấu nếu thiếu sự giám sát chặt chẽ của cán bộ tín dụng vì sự biến đổi bất thường của kinh tế cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà trong quá trình thẩm định không thể lường trước được. Hoạt động của VPBank chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi có một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt thì rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế nhiều nhất có thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VPBank (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)