1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro theo phương pháp ERM trên thế giới
1.3.6. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của cá ngân hàng
cho đảm bảo tách bạch các khâu trong quá trình cấp tín dụng, đảm bảo hạn chế tối đa các tiêu cực dẫn đến rủi ro tín dụng. Và định hướng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo chuẩn mực Basel đang dần được các ngân hàng thương mại trong nước hướng tới.
1.3.6. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của cá ngân hàng thương mại hàng thương mại
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng nói chung trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung nói riêng ngày càng trở nên cần thiết đối với NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM ở Việt Nam không chỉ là vấn đề xử lý nợ xấu, không thể xem quản trị rủi ro như một công việc mang tính thường nhật và thủ tục mà còn bao hàm nhiều vấn đề như việc phòng ngừa, nhận dạng, kiểm soát rủi ro, giám sát và xử lý rủi ro.
Từ kinh nghiệm mô hình quản trị rủi ro của các nước phát triển, đang phát triển và những bài học rủi ro thực tiễn từ các ngân hàng thương mại trong nước; bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là:
Thứ nhất, tuân thủ quy trình, chính sách, quy chế tín dụng, đào tạo nâng cao năng lực của nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định để đảm bảo thẩm định đúng, chính xác tình hình khách hàng từ khâu đầu tiên của khoản vay là một trong những biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhất.
Thứ hai, coi trọng chất lượng tín dụng hơn là chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Tài sản thế chấp không thể thay thế được nguồn trả nợ, nên ngân hàng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp. Tuy vậy, tài sản bảo đảm vẫn là cứu cánh cuối cùng giúp hạn chế tổn thất của ngân hàng, do đó khi nhận tài sản bảo đảm vẫn phải đảm bảo bốn đặc tính (pháp lý, giá trị, tính khả mại và khả năng quản lý của ngân hàng).
Thứ ba là xây dựng, thực hiện chấm điểm, đánh giá xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế để góp phần hạn chế và giảm thiểu rủi ro.
Thứ tư, quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng phải được xem là nhiệm vụ chủ chốt, hàng đầu chứ không phải chỉ là mảng hỗ trợ. Cần xây dựng bộ phận chuyên sâu để giám sát, phát hiện kịp thời và đưa ra thông tin cảnh báo tín dụng sớm; phân tích chỉ ra dấu hiệu các khoản nợ có vấn đề để từ đó có hướng tài trợ hoặc xử lý rủi ro thích hợp.
Thứ năm, xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo hướng tiếp cận những phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại để chủ động trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để có thể quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, nhất thiết phải xây dựng một môi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; một hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; và đặc biệt là phải kiểm soát được rủi ro tín dụng.
Tóm lại, để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả, ứng phó nhanh với những diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ, cạnh tranh với
các ngân hàng ngoại trong tình hình hiện nay thì các NHTM ở Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đặc biệt là nâng cao, hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo chuẩn mực quốc tế.