Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VPBank (Trang 114 - 115)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Nhà nước

Nhà nước có vai trò điều hành nền kinh tế, đưa ra các giải pháp tổng thể cân đối sự phát triển giữa các ngành nghề kinh tế, tạo khuôn khổ vững chức và lâu dài cho việc thực hiện công tác phát triển kinh doanh, phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho từng ngành nghề kinh doanh cụ thể. Trong bài viết này, tôi xin đề cập một số kiến nghị với nhà nước như sau:

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Sự đổ vỡ của ngân hàng bao giờ cũng dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Như vậy, nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động cho ngân hàng thì nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho ngân hàng. Khuôn khổ pháp lý không những điều chỉnh các hoạt động ngân hàng chung chung mà cần đi sâu cụ thể điều chỉnh các hoạt động quản lý rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Các khuôn khổ pháp lý của nhà nước đưa ra cần phù hợp với môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt nam, môi trường kinh doanh riêng biệt của ngành ngân hàng.

Thêm vào đó, Nhà nước cần có bộ máy hành chính đủ năng lực cưỡng chế việc thi hành các hợp đồng tài chính, phát mãi các tài sản đảm bảo, thu hồi nợ.

- Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ

Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, công ty ông ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập và hoạt động nhằm mua các khoản nợ xấu của các NHTM, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm…

Tuy nhiên từ khi thành lập hoạt động mua nợ xấu của VAMC chưa thực sự hiệu quả. Một trong những điểm nghẽn là vấn đề giải quyết nợ xấu là chưa thực sự có cơ chế thị trường để đấu giá các khoản nợ. Phải tạo ra được cơ chế thị trường để các khoản nợ có thể đem ra đấu giá và giải quyết. Cơ chế thị trường là điều tối quan trọng để giải quyết vấn đề nợ xấu. Có VAMC là điều tốt, nhưng cần xây dựng cơ chế thị trường để xử lý các khoản nợ nhanh chóng hiệu quả. Nếu các khoản nợ chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác thì sẽ không thể giải quyết được vấn đề. Thậm chí đây còn là nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng khác nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng VPBank (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)