Tác động của quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 64 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Một số đặc điểm của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

3.1.5. Tác động của quá trình đô thị hóa

Mở rộng diện tích đất đô thị và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, cả hai hình thức đô thị hoá đều dẫn đến sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Hình thức phát triển theo chiều rộng đƣa đến tình trạng thu hẹp đất canh tác nông nghiệp nhanh chóng vì một phần đất do Nhà nƣớc thu hồi để xây dựng các công trình, một phần đất dân cƣ bán cho những ngƣời nơi khác đến ở, hoặc kinh doanh. Trong quá trình đô thị hoá Nhà nƣớc nắm thế chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng đất tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển đô thị. Trong điều kiện kinh tế nƣớc ta, đô thị hoá dẫn đến tình trạng thu hẹp đất canh tác nông nghiệp. Thực chất quá trình đó là thay đổi mục đích sử dụng đất: từ đất nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ...Quá trình này góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất nói chung nhƣng cũng gây ra không ít các vấn đề xã hội.

Một trong những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở mỗi quốc gia đó là vấn đề về dân số, lao động và việc làm của ngƣời lao động đặc biệt là ngƣời nông dân. Quá trình đô thị hoá với đặc trƣng là thu hẹp diện tích đất nông nghiệp làm cho một số lƣợng lao động nông nghiệp không còn đất để sản xuất dẫn đến tình trạng dƣ thừa lao động nông nghiệp, chênh lệch về thu nhập giữa ngƣời bị thu hồi đất và ngƣời còn đất. Không những vậy đô thị hoá làm gia tăng dân số do sự gia tăng tự nhiên và gia tăng do dòng ngƣời nhập cƣ vào các đô thị để tìm việc làm.

* Vấn đề môi trƣờng

Ở những khu vực đô thị mới, lao động nông nghiệp với những thói quen sinh hoạt của ngƣời nông dân sản xuất nhỏ làm tăng thêm sự phức tạp về xã hội và môi trƣờng sinh thái, hiện tƣợng lấn chiếm vỉa hè, lòng ñƣờng ngày càng gia tăng. Từ đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng về mặt nƣớc, mặt đất và không khí.

* Vấn đề văn hoá xã hội

Đô thị hoá góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hình thành lối sống công nghiệp, xây dựng xã hội mới, tuy nhiên khi tăng quy mô thành phố bằng cách mở rộng không gian, hình thành các quận mới, phƣờng mới sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng thất nghiệp. Số tiền nhà nƣớc đền bù để tạo công việc làm mới không đƣợc ngƣời dân sử dụng đúng mục đích làm cho tỷ lệ thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác gia tăng nhanh chóng. Sự thay đổi tập quán lối sống và sự phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh chóng, nhu cầu giáo dục, y tế tăng, tệ nạn xã hội trở thành vấn đề lớn, vấn đề nghèo đói, thất nghiệp đƣợc đặt ra. Thay đổi tập quán sinh hoạt, lối sống, phƣơng thức kiếm sống là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hoá. Ngƣời dân đô thị sẽ nhanh chóng biến đổi theo lối sống mới với những nhu cầu và mục tiêu khác cao hơn nhƣ tục lệ cƣới xin, học hành.

Sản xuất nông nghiệp của thành phố Phủ Lý đang chịu tác động mạnh từ quá trình đô thị hóa. Điều này vừa tạo cơ hội, song cũng là thách thức lớn khi Phủ Lý thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp gắn với đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)