CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
3.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
Việc giao đất, cho thuê đất là việc thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất đồng thời đảm bảo quyền đại diện sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nƣớc. Cùng với công tác này là hoạt động thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất để nhằm thực hiện khai thác và quản lý sử dụng đất theo hƣớng tích cực, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phố Phủ Lý đã chỉ đạo 21/21 phƣờng, xã điều chỉnh cũng nhƣ giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân theo quy định của Nghị định 64/CP. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp trong thành phố đã đƣợc giao cho các đối tƣợng sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Tuy nhiên việc giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cũng gây ra những tranh cãi. Vì việc giao đất dựa trên số nhân khẩu lao động nông nghiệp tại thời điểm chia, trong quá trình sử dụng có nhiều khẩu mất đi mà vẫn có ruộng và ngƣợc lại lại có khẩu sinh ra sau lại không có ruộng. Bên cạnh đó hầu hết các xã phƣờng trong thành phố đều có đất công ích trên 5% tổng diện tích đất nông nghiệp của xã.
Việc thu hồi đất nông nghiệp cũng đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới khả năng sản xuất của ngƣời nông dân có đất bị thu hồi. Vì tính trung bình các hộ nông dân bị thu hồi 54,0% diện tích đất sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng tới khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại trong sản xuất. Ngoài việc chuyển đổi còn chƣa hợp lý vì diện tích chuyển đổi lấy toàn vào diện tích đất nông nghiệp có khả năng canh tác, làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn thành phố.
Mặc dù vậy nhƣng nhìn chung công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý đã đƣợc thực hiện theo đúng quy trình quy định của pháp luật, đảm bảo giao đúng đối tƣợng và theo đúng tiêu chuẩn định mức. Ngƣời dân đƣợc giao đất đã yên tâm sản xuất, nâng dần mức thu nhập, ổn định cộc sống và có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
3.3.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chúng ta biết rằng đất nông nghiệp đã đƣợc giao toàn bộ cho các hộ gia đình, các cá nhân và các tổ chức quản lý sử dụng. Do vậy hệ thống thông tin về hồ sơ địa chính là tƣơng đối đầy đủ. Duy chỉ có hệ thống bản đồ địa chính là còn thiếu và không thƣờng xuyên cập nhật cho nên việc quản lý hồ sơ địa chính cũng gặp một số những khó khăn. Mặt khác, đất nông nghiệp còn có nhiều biến động, trong đó có những biến động ngầm mà cơ quan Nhà nƣớc không thể biết đƣợc cho nên không đảm bảo sự đầy đủ về thông tin trong quản lý. Do vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng có phần hạn chế.
Kết quả xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo Kế hoạch 566 nhƣ sau:
- Tổng số hộ sử dụng đất trên địa bàn thành phố: 40.156 hộ/ 40.464 thửa. - Số hộ đƣợc xét duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 37.485 hộ/ 37.793 thửa. Đạt 93,3%
Trong đó:
* Số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã in là 37.472 giấy chứng nhận. + Đã trao cho các hộ đƣợc: 35.789 giấy chứng nhận.
+ Số giấy chứng nhận còn lại chƣa trao là: 1.683 giấy chứng nhận. * Số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất in sót là: 321 giấy chứng nhận. Nguyên nhân số giấy chứng nhận các hộ chƣa nhận: Một số hộ còn chƣa đồng tình với phƣơng án phê duyệt về loại đất cũng nhƣ mức tiền phải nộp... một số hộ đi làm ăn xa không có mặt ở địa phƣơng, một số hộ chƣa có nhu cầu sử dụng giấy chứng nhận nên chƣa lên nhận, một hộ phải nộp tiền sử dụng đất theo phƣơng án đến nay chƣa có tiền để nộp.