CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
3.3.3. Công tác lập quy hoạch, sử dụng đất, quản lý quy hoạch và kế hoạch sử
Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội.
Hầu hết những văn bản của UBND Thành phố Phủ lý đều đƣợc triển khai thực hiện theo tinh thần các văn bản của Tỉnh, (ví dụ Quyết định số 13/QĐ-UBND của UBND Thành phố Phủ Lý ngày 08/01/2015 về việc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai), áp dụng các văn bản của Tỉnh và Trung ƣơng để ban hành các văn bản cụ thể cho từng trƣờng hợp, chủ yếu là các quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về đất đai.
3.3.3. Công tác lập quy hoạch, sử dụng đất, quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng, quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của thành phố đƣợc xây dựng năm 2010 phần nào đã thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. UBND thành phố cùng phòng Tài nguyên và môi trƣờng đã quản lý đất đai và chỉ đạo thực hiện sử dụng đất dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc lập. Tuy nhiên do sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, UBND thành phố Phủ Lý tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến từng năm.
Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính:
Đối với đất nông nghiệp, công tác này không đƣợc đầu tƣ nhiều. Hàng năm quỹ đất nông nghiệp có luôn giảm xuống nhƣng việc chỉnh lý trên bản đồ cũng chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Trên toàn bộ địa bàn Thành phố đến nay đã triển khai đo đạc bản đồ số đƣợc 19/21 với diện tích đo đạc là 7.550,77 ha, còn 02 đơn vị là Đinh Xá, Trịnh Xá mới nhập về Thành phố chƣa có hệ thống bản đồ số với tổng diện tích cần đo đạc là: Xã Trịnh Xá 608,13 ha, xã Đinh Xá là 628,41 ha (cả đất dân cƣ và đất ngoài đồng).
Các đơn vị đã đo đạc theo hệ thống bản đồ số và đã đƣợc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nghiệm thu đƣợc lƣu giữ tại 3 cấp: Xã (phƣờng); Thành phố; Tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trƣờng).
Song song với việc đo đạc, các đơn vị phƣờng, xã đã tổ chức ký nhận các hồ sơ kỹ thuật, tổ chức tiếp nhận các giấy tờ có liên quan đến việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, phân loại các hộ theo các loại hình: đủ điều kiện, tăng diện tích, chuyển nhƣợng chƣa làm thủ tục, chuyển mục đích sử dụng, giao trái thẩm quyền để làm căn cứ cho hội đồng xét duyệt các cấp xét duyệt theo quy định.
Đến nay trên địa bàn Thành phố cả 19/21 đơn vị đã có hệ thống bản đồ số phục vụ cho việc quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn.
- Lập, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất: quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là những công cụ quản lý của Nhà nƣớc về đất đai. Nó là một bộ phận của quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Việc phát huy hiệu quả của công cụ này sẽ góp phần tích cực trong quản lý đất đai và cùng hoàn thành chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Tại thành phố Phủ Lý, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã phát huy đƣợc vai trò tích cực của nó. Đã phần nào đƣa đất đai vào quỹ đạo của sự ổn định, tác động tích cực tới việc thay đổi cơ cấu ngành, thay đổi diện mạo nông thôn.
Tuy nhiên những quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của thành phố cũng có một số mặt hạn chế của nó. Trƣớc hết việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chƣa đƣợc điều tra khảo sát kỹ càng, chƣa đƣợc lấy ý kiến của dân, chƣa phản ánh nhu cầu sử dụng đất của các thành phần kinh tế cho sự phát triển kinh tế xã hội. Những thông tin này chủ yếu trên cơ sở giấy tờ, thiếu tính thực tế. Do vậy những quy hoạch kế hoạch sử dụng đất này phần nhiều mang tính chủ quan của bộ phận cán bộ chuyên môn, chƣa phản ánh đƣợc nhu cầu sử dụng đất để đáp ứng cho yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chƣa đồng bộ, thống nhất với những quy hoạch sử dụng đất cấp trên và quy hoạch các ngành liên quan để dẫn đến trƣờng hợp phải bổ sung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hoặc thậm chí phải điều chỉnh thay đổi.
Trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất vẫn chủ yếu chú trọng tới đất phi nông nghiệp. Còn đất nông nghiệp chỉ phản ánh trong kỳ sẽ thu hồi hay chuyển mục đích sử dụng là bao nhiêu. Điều này là thiếu tính khả thi không đƣa ra đƣợc những biện pháp cụ thể để thực hiện mà chỉ có một vài kiến nghị với cơ quan cấp trên. Không những thế, việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chƣa thể hiện tính quyết tâm hoàn thành quy hoạch kế hoạch.
Việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thiếu tính trách nhiệm, các cán bộ địa chính cấp không thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra cấp dƣới thực hiện nên kết quả không cao.