Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 40 - 45)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với đất nông nghiệp

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là một phần quỹ đất của phạm vi lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, quản lý Nhà nƣớc về đất nông nghiệp chịu sự ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất và quản lý đất đai nói chung và một số nhân tố riêng. Việc sử dụng đất nông nghiệp và quản lý Nhà nƣớc về đất nông nghiệp bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, yếu tố khoa học công nghệ và tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc về đất đai[1].

Yếu tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên

Đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tiên là sản xuất nông nghiệp

trong khi đó hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) chịu sự tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên nhƣ địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu.

Sử dụng đất đai vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sử dụng diện tích bề mặt, đặc biệt cần phải chú ý tính thích nghi với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng nhƣ các yếu tố bao quanh mặt đất nhƣ: Ánh sáng, nhiệt độ, lƣợng mƣa,…Trong điều kiện tự nhiên khí hậu là yếu tố hàng đầu tác động đến sử dụng đất nông nghiệp.

Các yếu tố khí hậu rất đa dạng: Nhiệt độ trung bình, thời gian chiếu sáng,…nhƣng có một điểm chung là các yếu tố này đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc thích hợp, tăng trƣởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Bởi thế mà quản lý Nhà nƣớc về đất nông nghiệp cần phải chú ý đến khí hậu của khu vực quản lý. Yếu tố này ảnh hƣởng lớn đến cơ cấu mùa vụ cũng nhƣ cơ cấu cây trồng của từng khu vực. Nếu không chú ý đến yếu tố tự nhiên khi bố trí cây trồng, vật nuôi thì hậu quả tất yếu là hiệu quả mang lại không cao. Dự án trồng chè Nhật ở vùng Tây Bắc nƣớc ta là một ví dụ. Thổ nhƣỡng và nhiệt độ khu vực này không phù hợp cho sinh trƣởng và phát triển của cây chè Nhật nên dự án này đã thất bại gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nƣớc cũng nhƣ ngƣời dân trong vùng dự án.

Điều kiện tự nhiên mang tính khu vực đậm nét. Vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về khí hậu, nguồn nƣớc, nhiệt độ,…sẽ quyết định khả năng, công dụng và hiệu quả của việc sử dụng đất. Vì vậy, việc sử dụng đất cần tuân thủ theo quy luật tự nhiên: Khai thác triệt để những lợi thế của đất, đồng thời khắc phục những hạn chế, né tránh những rủi ro.

Sự khác biệt về địa hình, địa mạo, độ dốc,…dẫn tới sự khác nhau về khí hậu và ảnh hƣởng đến việc lựa chọn và bố trí các loại cây trồng, vật nuôi, phƣơng thức sản xuất phù hợp. Đặc biệt về điều kiện thổ nhƣỡng là yếu tố chính cho sự phù hợp của từng loại cây trồng.

Qua đó các nhà quản lý đất đai cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này để hoạch định một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý cho địa phƣơng mình. Nếu không quan tâm đến sự phù hợp của cây trồng với từng loại đất sẽ dẫn đến những hậu quả không lƣờng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Cũng nhƣ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp, qua đó ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về đất nông nghiệp. Ngƣợc lại, nhìn vào hiện trạng sử dụng đất của một vùng, một địa phƣơng chúng ta cũng phần nào đánh giá đƣợc mức độ phát triển kinh tế, xã hội của vùng, địa phƣơng đó.

Đất nông nghiệp là một trong những loại đất trực tiếp tạo ra những của cải vật chất. Đất nông nghiệp tạo ra sản phẩm nuôi sống bản thân, gia đình ngƣời lao động và xã hội. Khi xã hội càng phát triển trình độ con ngƣời càng đƣợc nâng cao thì con ngƣời sẽ nắm đƣợc các quy luật tự nhiên, hiểu biết về khả năng sinh lợi của đất nên sẽ có biện pháp khai thác, sử dụng, bồi dƣỡng đất. Kinh tế càng phát triển, con ngƣời càng có điều kiện đầu tƣ vào đất nhƣ: Phân bón, máy móc,…Do những điều kiện thuận lợi đó, con ngƣời nâng cao khả năng sinh lời của đất thông qua việc tăng năng suất lao động, sử dụng đất theo cả chiều rộng và chiều sâu. Song cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc cũng đƣa đến những hậu quả đáng lo ngại với việc sử dụng đất đai nhất là đất nông nghiệp. Kinh tế phát triển mạnh mẽ dẫn đến xu thế tất yếu là thu nhập tăng làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới (Ngoài ăn ở còn có vui chơi, giải trí,…). Có cầu thì ắt có cung, ngành công nghiệp thƣơng mại dịch vụ phát triển nhanh “chóng mặt” đồng nghĩa với việc một diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sang đất phi nông nghiệp. Đó là một hiện thực không thể phủ nhận. Vì vậy, Nhà nƣớc cần phải có các chủ trƣơng, chính sách sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp không để hiện tƣợng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp diễn ra một cách tự phát, bừa bãi. Mặt khác, dân số Việt Nam tuy không còn ở giai đoạn bùng nổ nhƣng cũng đang tăng nhanh, đặt ra một thực tế về nhu cầu đất ở. Diện tích đất ở tăng lên trong khi đó tổng quỹ đất trên phạm vi toàn cầu và phạm vi quốc gia không đổi, do vậy sẽ phải chuyển đất nông nghiệp, đất chƣa sử dụng sang làm đất ở. Nhƣng ở các đô thị và những vùng dân cƣ đông đúc nhƣ đồng bằng sông Hồng thì diện tích đất chƣa sử dụng là không đáng kể. Hậu quả nhãn tiền là diện tích đất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng.

Tất cả những vấn đề trên đều dẫn đến một kết cục là diện tích đất nông nghiệp đang giảm. Các cấp, các ngành có trách nhiệm quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cần phải có biện pháp để bảo đảm sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững.

Yếu tố chủ quan

- Luật pháp là công cụ quản lý không thể thiếu đƣợc của Nhà nƣớc, đƣợc Nhà

con ngƣời theo mục đích quản lý của mình. Mối quan hệ sử dụng và khai thác đất đai cũng đƣợc pháp luật chi phối tác động trực tiếp.

- Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai

Nhà nƣớc thiết lập nên bộ máy quản lý đất đai thay mình thực hiện chức năng quản lý toàn bộ các vấn đề có liên quan đến đất đai. Theo quyết định của Nghị định 91/CP thông qua ngày 11/11/2002, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đƣợc thành lập. Bộ này thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, thủy văn, đo đạc bản đồ trong phạm vi cả nƣớc, quản lý Nhà nƣớc về các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nƣớc trong các lĩnh vực trên theo quy định của pháp luật. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất nông nghiệp chắc chắn sẽ chịu ảnh hƣởng của yếu tố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Bộ máy tổ chức càng chặt chẽ, hoạt động càng hiệu quả thì công tác về đất nông nghiệp cũng đƣợc thực hiện đầy đủ, đồng bộ. Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về đất đai đƣợc tổ chức để thực hiện các nội dung quản lý về đất đai đã đƣợc quy định trong pháp luật. Qua đó thể hiện chức năng quản lý của các cơ quan quản lý đất đai sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đất đai nhằm phục vụ công tác quản lý chặt chẽ và hiệu quả quỹ đất của mình.

- Khoa học công nghệ

Đất nông nghiệp là đối tƣợng lao động, con ngƣời sử dụng công cụ lao động tác động vào đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích của mình. Trong khi đó công cụ đất đai lại biến đổi theo từng thời kỳ lịch sử theo sự lớn mạnh của khoa học kỹ thuật thế giới và của đất nƣớc. Nhƣ đã nói ở trên, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển con ngƣời càng có điều kiện đầu tƣ vào đất, trình độ khai thác và sử dụng trong sản xuất cũng càng cao từ chỗ chỉ biết khai thác độ phì nhiêu tự nhiên của đất đến chỗ biết bón phân xanh, phân chuồng cho đất rồi đến phân hóa học và ngày nay là phân vi sinh không gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng vẫn nâng cao đƣợc độ phì của đất. Trình độ khai thác đất còn thể hiện qua chế độ canh tác. Ban đầu là chế độ đốt rẫy, ngƣời ta đốt rừng làm nƣơng rẫy canh tác, khi đất đai cằn cỗi ngƣời ta lại bỏ hoang và đi khai thác vùng đất mới – hình thành du canh du cƣ. Tiếp đến là chế độ

bỏ hoang, bỏ hóa, sau khi đã khai thác hết chất dinh dƣỡng của đất ngƣời ta sẽ bỏ hoang đất đó đợi khi đất đƣợc phục hồi nhờ tự nhiên sẽ quay trở lại trồng trọt. Tiến bộ hơn là chế độ phiên cây trồng, các loại cây trồng đƣợc trồng xen và thay đổi theo mùa vụ đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật thâm canh đƣợc ứng dụng để nâng cao năng xuất và chất lƣợng cây trồng.

Khoa học công nghệ còn là những máy móc, những hệ thống phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ quá trình cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa làm năng suất cây trồng tăng lên đáng kể, cải thiện điều kiện lao động và năng suất lao động. Các công cụ lao động hiện đại giảm bớt hàm lƣợng lao động thủ công làm cho năng suất lao động tăng. Nói riêng ở Việt Nam, các loại máy móc phục vụ nông nghiệp cũng rất đa dạng: Máy cày, bừa, gặt, máy tuốt lúa,…mới đây là máy thu hoạch lạc đƣợc chế tạo thành công góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa nông nghiệp.

Khoa học kỹ thuật còn tác động mạnh mẽ vào nông nghiệp thông qua việc sản xuất ra các loại phân bón làm tăng chất dinh dƣỡng cho đất, làm cho đất đai trở nên màu mỡ. Ngoài ra, việc lai tạo giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt đáp ứng đƣợc nhu cầu xuất khẩu cũng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta chú trọng.

Khoa học công nghệ còn tác động đến công tác quản lý Nhà nƣớc về đất nông nghiệp bởi hệ thống quản lý đang áp dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong công tác lƣu trữ hồ sơ và công tác đo đạc, lập bản đồ.

Có thể nói khoa học công nghệ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành nông nghiệp, nó tác động mạnh mẽ đến việc khai thác, sử dụng và quản lý đất nông nghiệp. Bởi vậy, đầu tƣ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một hƣớng đi hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh đất nƣớc còn nặng về sản xuất nông nghiệp mà xu thế hội nhập đang mở rộng quy mô toàn thế giới.

Trong xu thế khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão ngày nay, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất nông nghiệp cần chú ý để có những đầu tƣ hợp lý để phát triển và bảo vệ đất đai.

- Công cụ tài chính: nó là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế

xã hội. Nó tác động vào các đối tƣợng sử dụng đất đai thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm về sử dụng đất của họ, cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tƣợng sử dụng đất. Các công cụ tài chính đƣợc sử dụng trong quản lý nhà nƣớc về đất đai nhƣ lãi suất, các loại thuế, phí và các lệ phí đƣợc nhà nƣớc xây dựng lên và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)