Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 49 - 52)

1.3 Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với đất nông nghiệp ở một số địa phƣơng

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm

Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hƣng Yên có đặc thù về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội hoàn toàn khác nhau. Từ việc nghiên cứu 2 địa phƣơng có hoàn cảnh khác nhau nhƣ vậy chúng ta mới có thể so sánh đƣợc công tác quản lý đất nông nghiệp một cách khách quan và phong phú. Đặc biệt 2 địa phƣơng trên cũng là những khu đô thị có mức đô thị hóa cao, phƣơng thức quản lý của họ cũng có những điểm tƣơng đồng. Từ đó có thể giúp chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nƣớc về đất nông nghiệp nhƣ sau:

- Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật phải đƣợc nghiên cứu sâu sắc, khoa học và đƣợc ban hành đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định (tuy chỉ là tƣơng đối nhƣng vẫn phải đảm bảo trong thời gian nhất định 5 đến 10 năm); đồng thời các quy định pháp luật dù có điều chỉnh nhƣng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa.

nghiệp, nhìn chung hệ thống văn bản ở nƣớc ta tính đồng bộ chƣa cao, thiếu ổn định trong chính sách pháp luật về đất nông nghiệp là nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng mất ổn định trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trong xã hội.

- Thứ hai, công tác quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng phải đƣợc xây dựng trƣớc và phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm ngặt. Điều này đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn đất đai khan kiếm, tránh tình trạng tùy tiện trong việc thu hồi đất của ngƣời dân, làm cho ngƣời dân bị động trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống.

- Thứ ba, phải xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu thông tin đất nông nghiệp thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học điện tử hiện đại từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Muốn đạt đƣợc điều đó cần phải đầu tƣ đồng bộ để có đƣợc hệ thống hồ sơ địa chính cơ sở (hồ sơ gốc) có độ tin cậy cao ở tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc. Thống nhất phƣơng pháp phân loại, quản lý hồ sơ đất nông nghiệp và công khai thông tin từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Việc triển khai lập hồ sơ địa chính ở các địa phƣơng khác nhau cần đƣợc tiến hành vào cùng một thời điểm nhƣ chỉ đạo của trung ƣơng, số liệu tổng hợp của tất cả các cấp có độ chính xác thấp. Các thông tin về đất nông nghiệp không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên đầy đủ, Nhà nƣớc không thể quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp.

-Thứ tƣ, phải đảm bảo thực hiện công khai, dân chủ và công bằng. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất nông nghiệp, thực hiện công khai, dân chủ và công bằng chính là vấn đề then chốt để giải quyết quan hệ ruộng đất giữa nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và nông dân. Đây cũng chính là giải pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất (khi mọi ngƣời đều có đủ thông tin do đƣợc công khai khai thác các thông tin từ hệ thống, giới đầu cơ và công chức kém đạo đức không còn có cơ sở để hoạt động). Qua đó đảm bảo tăng cƣờng lòng tin của ngƣời nông dân vào chủ trƣơng chính sách Đảng và Nhà nƣớc về công nghiệp hóa, đô thị hóa. Xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới là ngày càng tăng cƣờng sức cạnh tranh. Xã hội càng phát triển tính cạnh tranh càng gay gắt, để đảm bảo thế mạnh trong cạnh tranh,

công tác quản lý của Nhà nƣớc phải mạnh và có hiệu lực cao. Quyền lực Nhà nƣớc phải mạnh để đảm bảo cho mọi chủ thể đƣợc họa động đúng khuôn khổ pháp luật quy định và mọi chủ thể đều đƣợc tự do phát triển. Với các nƣớc có công tác quản lý đất đai tốt có hiệu quả cao hầu nhƣ các vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai đều bị xử lý rất nặng và triệt để.

Vì vậy tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với đất nông nghiệp, một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nƣớc nói chung, ở địa phƣơng cụ thể nói riêng, là một tất yếu khách quan, là yêu cầu quan trọng.

Tuy nhiên, với bản chất nhà nƣớc là của dân, do dân và vì dân, các chính sách về đất phải đƣợc xây dựng trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của toàn dân và lợi ích của ngƣời dân. Đây cũng là cơ sở quan trọng làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị những phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể với lãnh đạo các địa phƣơng cũng nhƣ với Nhà nƣớc trung ƣơng nhằm tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với đất nông nghiệp.[16]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)