CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
3.3.6. Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Công tác thống kê, kiểm kê đƣợc thực hiện thƣờng xuyên theo luật định. Công tác này đã đạt đƣợc những kết quả nhất định góp phần vào sự nắm bắt những thay đổi quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất. Từ đó làm căn cứ để lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và phân bổ quỹ đất cho những nhu cầu nhất định của sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên công tác này thì Phủ Lý vẫn còn có những hạn chế nhất định về chất lƣợng thống kê, kiểm kê. Nguyên nhân là do trình độ của cán bộ địa chính các xã, phƣờng chƣa cao, tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai ở cấp xã còn thiếu tính thực tế, chủ yếu vẫn dựa vào hiện trạng sử dụng đất kỳ trƣớc rồi kết hợp với số theo dõi biến động, số nhật ký và những sổ sách địa chính khác.
Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp gần nhƣ không có khảo sát thực tế, chủ yếu khoanh vùng trên bản đồ và tiến hành kiểm đếm. Do vậy thực tế và hiện trạng sử dụng đất nhƣ thế nào không đƣợc phản ánh chính xác trong kết quả thống kê, kiểm kê. Những trƣờng hợp vi phạm trong sử dụng khó có thể biết đƣợc với một lực lƣợng cán bộ mỏng ở cơ sở và chƣa có chuyên môn cao. Những biến động với đất nông nghiệp chủ yếu đƣợc chú trọng ở những vùng giáp ranh với đất ở, đất đô thị...nên cũng khó có thể thực hiện thống kê, kiểm kê đƣợc đầy đủ.
3.3.7.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp - đơn thư khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:
Trong những năm gần đây công tác thanh tra, kiểm tra đất đai trên toàn địa bàn thành phố càng ngày đƣợc thắt chặt, việc xây dựng lấn chiếm trái phép đƣợc hạn chế rất nhiều. Các trƣờng hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất không
đƣợc phép xây dựng, vi phạm quy hoạch gây bức xúc trong nhân dân đã đƣợc giải quyết triệt để. Việc giải quyết các đơn đề nghị, khiếu nại đƣợc chú ý giải quyết triệt để, hạn chế mức thấp nhất khiếu nại vƣợt cấp.
Bên cạnh đó thì công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, công tác đền bù, hỗ trợ sau thu hồi đất ở Phủ Lý trong thời gian qua đƣợc các cấp chính quyền ƣu tiên tập trung giải quyết. Tuy nhiên, cho đến nay, trong thành phố vẫn còn xảy ra các trƣờng hợp khiếu nại đông ngƣời liên quan đến thu hồi đất, có nguy cơ gây mất an ninh trật tự tại địa phƣơng. Các trƣờng hợp khiếu nại trong thời gian qua tập trung tại một số nơi thuộc địa bàn thành phố bao gồm các phƣờng, xã nhƣ Châu Sơn, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Lam Hạ, Liêm Chung và Thanh Châu. Đất nông nghiệp tại các xã, phƣờng này đƣợc thu hồi trong giai đoạn từ ngày 1/1/1997 đến 6/11/2009. Tất cả các trƣờng hợp thu hồi đất nói trên đều đã đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Những gì mà chính quyền đang làm hiện nay là thực hiện hỗ trợ thêm cho ngƣời dân trên cơ sở xem xét, nghiên cứu và vận dụng chính sách để ngƣời dân có lợi nhất.
Số liệu về lƣợt đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị thỉnh cầu trong giai đoạn từ 2010 đến 2014 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.7. Tình hình khiếu nại tố cáo giai đoạn 2010 – 2014 ở thành phố Phủ Lý
Đơn vị: đơn
STT Năm Số đơn Khiếu nại – tố cáo Số đơn kiến nghị thỉnh cầu
1 2010 23 75 2 2011 25 65 3 2012 27 50 4 2013 48 54 5 2014 79 72 6 2015 12 80
Nguồn của Phòng Thanh tra – Thành phố Phủ Lý
Tình hình khiếu nại tố cáo ở địa bàn thành phố Phủ Lý trong những năm qua có những bƣớc phát triển đáng kể. Theo bảng trên thì ta thấy tình hình khiếu nại tố
cáo của thành phố từ năm 2010 đến 2012 không có gì biến động lớn, nhƣng đến năm 2013 đến 2014 số lƣợng đơn khiếu nại tố cáo tăng vọt, nguyên nhân là do quá trình sáp nhập địa giới hành chính thành phố Phủ Lý năm 2013, các vụ việc tồn đọng ở các phƣờng xã dồn lại. Tuy nhiên đến năm 2015, các vụ việc giảm đáng kể do đƣợc các cấp có thẩm quyền chỉ đạo quyết liệt, việc tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đƣợc đẩy mạnh. Trong tổng số đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị thỉnh cầu nêu trên thì 90% đơn liên quan đến đất đai mà chủ yếu là đất nông nghiệp.[11]
Sau thời gian thực hiện Chỉ thị 01 công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai tại các phƣờng xã đã đi vào nề nếp. Các trƣờng hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gần nhƣ không còn xảy ra. Việc cho thuê, thầu khoán đất công ích đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Phần lớn những trƣờng hợp vi phạm đều đã đƣợc xử ký, các trƣờng hợp chuyển nhƣợng trái phép đƣợc xem xét và giải quyết bằng hình thức hợp pháp hóa. Còn những đối tƣợng lấn chiếm có tranh chấp đƣợc giải quyết tại toàn án nhân dân thành phố. Riêng đối với những trƣờng hợp tự ý xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đƣợc UBND Thành phố xử lý thông qua quyết định xử phạt hành chính, tự tháo dỡ hay tổ chức cƣỡng chế tháo dỡ và buộc yêu cầu khôi phục hiện trạng ban đầu cho khu đất....
Từ đó những nhiệm vụ này đã đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp, từ việc giải quyết công khai, công bố công khai kết quả, quyết tâm giải quyết triệt để mọi vấn đề cho dân thấu hiểu. Tạo ra một sự ổn định trong đời sống nhân dân. Làm đƣợc điều này là nhờ có những kế hoạch, quyết sách kịp thời, triệt để và nghiêm túc thực hiện những quyết định, chỉ thị của cấp trên.
Tuy nhiên, việc thực hiện những công tác, nhiệm vụ này vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Việc thanh tra, kiểm tra vẫn còn để sót một số đối tƣợng vi phạm; một số đơn thƣ còn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng, không đảm bảo đúng thời hạn đã để mất lòng tin ở một bộ phận nhỏ dân cƣ đối với chính quyền; vẫn còn tình trạng giải quyết không hết đơn thƣ, để tồn đọng; xử lý chƣa nghiêm những đối tƣợng vi phạm,
còn để hiện tƣợng tái phạm.
Điển hình là việc vi phạm về quản lý đất đai ở địa bàn phƣờng Châu Sơn: UBND thành phố Phủ Lý đã thanh tra và có kết luận vào năm 2012. Tuy nhiên UBND phƣờng Châu Sơn không chỉ đạo xây dựng phƣơng án xử lý triệt để đối với các trƣờng hợp sử dụng, lấn chiếm đất đai trái phép. Do vậy, một số quần chúng lợi dụng để khiếu kiện gây mất trật tự tại địa phƣơng trong thời gian dài. Một số vi phạm mang tính chất điển hình nhƣ, UBND phƣờng để tình trạng 11 hộ ở ao cá Bác Hồ san lấp ao làm nhà trái phép trên diện tích 4.108m2. Một số hộ tự ý làm nhà kiên cố trên đất nông nghiệp, mặt bờ kênh; xây dựng 7 kiốt cho thuê kinh doanh thu tiền trái phép trên 1.728m2 giáp mặt đƣờng Đinh Công Tráng. Ngoài ra, công tác quản lý đất đai buông lỏng trong thời gian dài dẫn đến việc tái lấn chiếm sau khi đã cƣỡng chế. Thực hiện Kế hoạch 566 của UBND tỉnh Hà Nam về việc cấp “sổ đỏ”, UBND phƣờng Châu Sơn cũng xảy ra vi phạm trong quá trình xây dựng phƣơng án đối với 6 thửa đất. Thậm chí, 3 hộ dân không có đầy đủ hồ sơ theo quy định vẫn đƣợc cấp “sổ đỏ”. Về vi phạm tài chính, cán bộ địa chính phƣờng đã trao “sổ đỏ” cho các hộ dân theo Kế hoạch 566, thu 118 triệu đồng mà không có biên lai, phiếu thu, không nộp vào kho bạc nhà nƣớc theo quy định, để ngoài sổ sách sử dụng vào mục đích cá nhân. Bên cạnh đó, UBND TP Phủ Lý chỉ đạo thu hồi vị trí đất cấp trái quy định cho hộ dân cạnh trƣờng tiểu học nhƣng đến thời điểm thanh tra UBND phƣờng Châu Sơn không thực hiện.
Qua minh chứng nêu trên, công tác quản lý đất đai cần phải đƣợc kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của tập thể cá nhân có liên quan sai phạm. Tăng cƣờng công tác quản lý đất đai, rà soát trƣờng hợp vi phạm, có phƣơng án tổng thể xử lý dứt điểm. Tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền, từng bƣớc giữ ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phƣơng.