CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố
4.2.2. Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất
Các văn bản pháp luật về đất đai đƣợc Nhà nƣớc ban hành đều là một sự nghiêm túc để nhằm quản lý đất đai một cách chặt chẽ, khai thác hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, việc tổ chức thực hiện những văn bản pháp luật này và việc sử dụng các công cụ quản lý ra ngoài thực tế lại mang tính hình thức, làm sai lệch đi ý nghĩa pháp lý của những văn bản pháp quy. Vì vậy để thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai thì trƣớc tiên ta phải thay đổi lại nhận thức của cả một bộ phận cán bộ và ngƣời dân về những văn bản pháp luật. Pháp luật về đất đai là những chế tài cụ thể quy định về các quản lý, khai thác sử dụng đất đai nhằm đƣa đất đai vào quỹ đạo của sự vận động có tổ chức chứ không phải là để hạn chế quyền sử dụng của ngƣời dân hay để làm thiệt hại lợi ích của một cá nhân tổ chức nào. Đồng thời ta phải xác định ngay từ đầu việc không thể buông lỏng quản lý, không thể để đất đai đƣợc sử dụng một cách tuỳ tiện, tự phát bằng cách nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý. Đối với công tác lập, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất.
Quản lý sử dụng đất là một vấn đề phức tạp, và càng phức tạp hơn trong điều kiện thị trƣờng nƣớc ta chƣa ổn định. Vì vậy, giải pháp để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai là tổng hợp hệ thống giải pháp, liên quan đến các ngành, các cấp, đến toàn bộ ngƣời sử dụng đất. Trong điều kiện giới hạn của luận văn, tôi xin đƣa ra một số giải pháp sau:
- Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống lập quy hoạch từ việc điều tra, khảo sát lấy ý kiến của ngƣời dân tới việc công bố, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng.
+ Cần thay đổi lại lối tƣ duy, suy nghĩ của ngƣời dân và một số bộ phận cán bộ (nhất là cấp xã) về vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất. Chính từ điều này mà dẫn đến những bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai của cấp xã thƣờng thiếu thực tế, không đáp ứng yêu cầu của phát triển
kinh tế xã hội. Còn đối với ngƣời dân, thƣờng không quan tâm tới quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, nhất là công việc sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. Họ nghĩ rằng việc họ sử dụng đất nông nghiệp vào việc trồng lúa hay một loại cây nào khác là lẽ đƣơng nhiên mà họ không nghĩ tới rằng đất đó có thể bị thu hồi hay có đƣợc quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng hay không. Cho nên những trƣờng hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai là rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một bộ phận của quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho nên việc đảm bảo sự phù hợp của quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một sự cần thiết. Nhằm tránh tình trạng phải thay đổi quy hoạch, kế hoạch chỉ vì lý do không đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của huyện, xã phải phù hợp với quy hoạch kế hoạch đất đai của tỉnh cũng nhằm để tránh việc phải điều chỉnh bổ sung hay điều chỉnh lại làm mất ổn định về đất đai cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất phải phản ánh đƣợc nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân thông qua việc lấy ý kiến. Đây là việc cần làm vì từ trƣớc tới nay hầu nhƣ không thông qua ý kiến của ngƣời dân và điều này cũng đƣợc quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2003 tại khoản 5 điều 25 và trong Nghị định 181 tại điều 18.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất phải đƣợc công bố công khai không những chỉ tại những trụ sở cơ quan, UBND các xã, thị trấn mà còn phải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phƣơng để tránh tình trạng ngƣời dân không nắm đƣợc quy hoạch, kế hoạch rồi khi vi phạm lại thoái thác trách nhiệm.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai phải đƣợc cụ thể hoá thành bản đồ, khoanh định rõ ràng, cụ thể từng khu đất quy hoạch cho các mục đích nhất định. Khi có sự điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch cần phải đƣợc công bố công khai và giải trình cụ thể
chính bản quy hoạch, kế hoạch để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả cao. Và phải hiểu đƣợc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là văn bản pháp lý và yêu cầu mọi đối tƣợng phải tuân theo.
+ Đối với công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên liên tục để đảm bảo cập nhật thông tin, hình thành hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ cấp giấy chứng nhận một cách nhanh chóng. Sau mỗi quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng cần phải đƣợc chỉnh lý biến động ngay vào hồ sơ địa chính.
+ Tập trung chỉ đạo cấp phƣờng, xã hoàn thiện các nội dung còn lại nhƣ: biên bản bàn giao đất thực địa, nghị quyết họp dân, chứng từ giải ngân….để làm cơ sở lập hồ sơ địa chính, phục vụ công tác quản lý đất đai sau này. Các phƣờng, xã cần rà soát lại vị trí bán nhận đất nông nghiệp, số hộ làm đa canh tự phát không có đề án và nằm trong vùng quy hoạch đã đƣợc phê duyệt; diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp; điều chỉnh mốc giới của các hộ sau khi đo đạc lại nếu có sự sai lệch về diện tích, không góp đất giao cho các đoàn thể quản lý.
- Cán bộ cấp huyện phải thƣờng xuyên kiểm tra việc chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính của cấp xã để kịp thời phát hiện những sai sót và chỉnh lý, đồng thời tăng cƣờng chuyên môn cho cấp dƣới. Việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính cần phải đƣợc gắn liền với việc xây dựng bản đồ địa chính. Đối với công tác thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thống kê kiểm kê đất đai là công cụ để Nhà nƣớc nắm một cách đầy đủ quỹ đất và sự biến động của nó.