Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 91 - 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

+ Bất cập trong chính sách quản lý và hệ thống văn bản pháp luật: Một trong những yếu tố khiến công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn khó khăn, phức tạp chính là sự bất cập trong chính sách quản lý, các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai chồng chéo, thiếu tính thực tiễn. Hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chƣa thống nhất, chƣa nhất quán với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn... Đơn cử, việc xác định các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, điều 50, Luật Đất đai xác định các khoản tiền ngƣời sử dụng đã nộp có tƣơng đƣơng với tiền sử dụng đất hay không trƣớc thời điểm Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành, hay là việc xác định giá đất thị trƣờng, chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cƣ... Chính sách đất đai bất cập dẫn đến nhiều khó khăn phức tạp trong giải quyết tranh chấp, giải phóng mặt bằng; giá đất bồi thƣờng chƣa theo kịp giá thị trƣờng gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện dự án...

+ Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất còn hạn chế: công tác lãnh đạo, chỉ đạo

và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc có lúc có việc còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, đồng bộ. Việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai; chƣa thực sự quan tâm, thực hiện đúng các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành của tỉnh với các địa phƣơng và các chủ đầu tƣ để thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về đất đai đối với các dự án còn yếu và chƣa thƣờng xuyên. Do vậy, hiệu quả sử dụng đất của các dự án chƣa cao; các địa phƣơng chƣa thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ có quy mô lớn, dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch.

thu hồi đất cũng gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói là việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng đất đai trong thời gian qua còn hạn chế, tình trạng quy hoạch treo, chồng lấn diện tích giữa các dự án đƣợc giao, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất đai sai mục đích còn xảy ra ở nhiều địa phƣơng. Ở một số nơi việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về đất đai còn thiếu chặt chẽ, có dấu hiệu buông lỏng, biểu hiện rõ nhất là chính quyền cấp phƣờng, xã không nắm đƣợc tình hình đất giao cho các dự án. Công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai giao cho các dự án chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Những bất cập và yếu kém trong công tác quản lý, sử dụng đất đai đã khiến cho việc phát huy tiềm năng đất đai bị hạn chế, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất còn buông lỏng, chƣa sâu sát với cơ sở. Công tác giải quyết tranh chấp còn chậm, việc phối kết hợp giải quyết với cơ quan chức năng có thẩm quyền chƣa chặt chẽ nên số vụ tồn tại vẫn còn. Mặt khác do tài liệu, dữ liệu không đầy đủ nên dẫn đến việc lƣu trữ cũng không đầy đủ, khi cần đến số liệu sẽ rất khó khăn làm cho việc tranh chấp thƣờng kéo dài.

+ Kiến thức về pháp luật trong quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng của một số tổ chức, cá nhân sử dụng đất còn hạn chế, thậm chí nhận thức

của một số cán bộ địa chính các cấp vẫn còn nhiều thiếu sót nên việc chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ của các tổ chức sử dụng đất còn chƣa tự giác, việc tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nƣớc chƣa đƣợc đúng theo tinh thần chung.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)