CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Phân tích thực trạng quản lý tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ
3.2.1 Lập kế hoạch tín dụng
Lập kế hoạch tín dụng là nội dung đầu tiên trong ba nội dung của quản lý tín dụng DNVVN là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện. Theo Steyner thì: ”Lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lƣợc, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt đƣợc mục tiêu đã định''. Nhƣ vây, lập kế hoạch tín dụng đối với DNVVN là tiến trình ấn định những mục tiêu cụ thể đối với đối tƣợng khách hàng này và xác định những cách thức tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.
Căn cứ xác định mục tiêu: Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng DNVVN do Trung ƣơng giao và tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng DNVVN của chi nhánh năm trƣớc. Ban giám đốc giao chỉ tiêu kế hoạch đến từng phòng, bộ phận, cán bộ khách hàng.
Nội dung của mục tiêu: Lập kế hoạch tín dụng hƣớng tới mục tiêu hiệu lực và hiệu quả của hoạt động. Hiệu lực là thực hiện đúng các mục tiêu đề ra. Hiệu quả là thực hiện đƣợc mục tiêu với chi phí nhỏ nhất. Cụ thể:
Thứ nhất, mở rộng hoạt động cho vay với khách hàng DNVVN. Mở rộng bao gồm cả quy mô cho vay và kết cấu cho vay. Quy mô cho vay thể hiện ở tổng doanh số cho vay, tổng dƣ nợ cho vay với khách hàng DNVVN. Kết cấu cho vay thể hiện ở các loại hình DNVVN, các khách hàng thuộc các khu vực, chi nhánh,.. thu hút ngày càng nhiều hơn nữa khách hàng DNVVN
Thứ hai, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng tín dụng với khách hàng DNVVN. Nâng cao chất lƣợng tín dụng thể hiện ở khả năng thu hồi nợ, tỷ lệ các nhóm nợ khó đòi và nợ xấu giảm dần, cơ cấu nợ hợp lý hơn, lợi nhuận từ hoạt động cho vay nhiều hơn. Giảm thiểu các rủi ro từ hoạt động cho vay với khách hàng DNVVN.
Thứ ba, hoàn thiện quy trình cho vay DNVVN. Từ việc quản lý hoạt động cho vay DNVVN, nhà quản lý sẽ tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của quy trình cho
vay đang áp dụng. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp hoàn thiện quy trình. nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Thứ tƣ, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực. Suy cho cùng mọi hoạt động đều liên quan đến con ngƣời và do con ngƣời thực hiện. Do đó mục tiêu của lập kế hoạch là giao chỉ tiêu đến từng cán bộ khách hàng, nhằm đánh giá đúng năng lực của đội ngũ nhân sự hiện tại có đảm đƣơng đƣợc công việc đã giao hay không, để từ đó có các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ nhân lực đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của hoạt động cho vay.
Kế hoạch triển khai:
Một là, xác định phạm vi, khu vực ngân hàng tập trung phục vụ: Tất cả các ngân hàng đều mong muốn có thị trƣờng rộng lớn, rải khắp các khu vực. Tuy nhiên do các ràng buộc về nguồn lực nên để có hiệu quả thì các ngân hàng phải lựa chọn cho mình một phân khúc thị trƣờng nhất định. Ở phân khúc đó ngân hàng hoạt động tốt nhất và thu lại lợi ích cao nhất. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải xác định ngay từ đầu phạm vi, khu vực mà ngân hàng có thể phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng DNVVN.
Hai là, các loại hình cho vay mà ngân hàng sẽ triển khai thực hiện: Về mặt lý thuyết, có rất nhiều loại hình cho vay đối với khách hàng nói chung và DNVVN nói riêng. Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng thực hiện toàn bộ các loại hình cho vay đó. Nhà quản lý phải xác định các loại hình cho vay cụ thể phù hợp với nguồn lực sẵn có của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của phân khúc thị trƣờng đã lựa chọn.
Ba là các chính sách ƣu đãi để thu hút DNVVN nhƣ lãi suất cho vay ƣu đãi, giảm phí thanh toán, không phạt phí trả nợ trƣớc hạn, không thu phí quản lý tài sản, hỗ trợ trong giao dịch bảo đảm, tƣ vấn làm hồ sơ vay...