CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính trước và sau khi được
3.2.1. Về cơ chế thu và quản lý các nguồn thu tài chính
Trước đây, cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục đào tạo công lập được xây dựng theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến 2014 - 2015 ngày càng bộc lộ nhiều nội dung không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xuất hiện một số nội dung bất cập.
Trong suốt một thời gian dài, các trường đại học công lập không được tự chủ quản lý các nguồn thu một cách tương xứng, phải gửi toàn bộ số học phí thu được vào Kho bạc nhà nước theo quy định của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Cơ chế quản lý tài chính này
đã tạo rào cản đối với các trường đại học công lập trong công tác chi tiêu, sử dụng kinh phí duy trì hoạt động hàng năm của đơn vị, do thiếu sự linh hoạt, thiếu tính kịp thời, không có đầy đủ quyền chủ động trong việc sử dụng kinh phí do phải hoàn thiện các thủ tục hành chính mất nhiều thời gian. Dẫn đến, các trường thường xuyên để lại một phần các khoản thu học phí thu được tọa chi tại đơn vị vi phạm quy định.
Bên cạnh đó, việc quy định khung học phí của Nhà nước đối với các trường công lập hiện nay vẫn mang tính là ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục công lập, hỗ trợ cho người học mà chưa xác định là giá dịch vụ đào tạo (chưa được xác định dựa trên chi phí đào tạo). Nguồn thu từ học phí mới đáp ứng một phần chi phí cần thiết để cung cấp dịch vụ đào tạo nên chưa tạo điều kiện cho phát triển đào tạo và nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục đại học. Mức học phí hiện nay đang áp dụng chỉ là quy định mức đóng góp của người học, vì vậy thấp hơn nhiều so với chi phí tối thiểu bình quân để đào tạo một sinh viên, cụ thể được so sánh trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1.So sánh khung học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP với chi phí bình quân tối thiểu để đào tạo một sinh viên của Đề án “Đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo
Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012” của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đơn vị tính: nghìn đồng/tháng/1 sinh viên
STT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
I. Khung học phí theo Nghị định 49/NĐ-CP
1 Hệ đại học chính quy 290 355 420 485 550
2 Thạc sĩ 435 532,5 630 727,5 825
3 Nghiên cứu sinh 725 887,5 1.050 1.212,5 1.375
II Chi phí thƣờng xuyên tối thiểu bình quân 1 sinh viên của Đề án của Bộ GD&ĐT
1 Hệ đại học chính quy 900 1.000 1.200 1.300 1.570
2 Thạc sĩ 1.300 1.530 1.800 1.950 2.350
3 Nghiên cứu sinh 2.200 2.500 3.000 3.250 3.930
III So sánh tỷ lệ % khung học phí theo NĐ 49 với chi phí của Đề án của Bộ GD&ĐT
1 Hệ đại học chính quy 32,2 33,5 35 37.3 35
2 Thạc sĩ 33,5 34,8 35 37,3 35,1
3 Nghiên cứu sinh 32,9 35,5 35 37,3 34,9
Như vậy, ngay cả mức thu học phí đang áp dụng hiện nay theo Nghị định 49 của Chính phủ đối với các hệ đào tạo chính quy tại các trường cũng mới chỉ bằng khoảng 35% chi phí tối thiểu bình quân để đào tạo một sinh viên
hệ đại học đại trà theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, mức học phí đang áp dụng so với chi phí tối thiểu bình quân để đào tạo một sinh viên đại học năm 2010 đạt được 32,2%, đến năm 2014 mới đạt được 35%, hệ đào tạo thạc sĩ năm 2010 là 33,5% đến năm 2014 đạt được khoảng 35,1% hệ đào tạo nghiên cứu sinh năm 2010 là 32,9% đến năm 2014 mới đạt được 34%.
Hiện nay, sau khi được phê duyệt Đề án thí điểm theo Nghị quyết 77, qua tổng hợp tình hình quản lý nguồn thu của 04 trường gồm: Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là IUH), Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là HUFI), Đại học Điện lực (viết tắt là EPU) và Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (viết tắt là HICT), hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau:
- Tăng quy mô nguồn thu học phí
Với mức thu học phí tăng, số thu học phí năm học 2015 - 2016 ở hầu hết các trường đều tăng nên tổng thu học phí, lệ phí của 4 trường đã tăng lên khoảng 9% so với năm học 2014 - 2015.
Hình 3.1. So sánh số thu học phí, lệ phí trước và sau khi thực hiện tự chủ (Nguồn: Báo cáo tài chính của các trường năm 2015, năm 2016)
Do chi phí đào tạo đã được tính tương đối đủ vào học phí hơn so với các năm trước nên trường không phải thu thêm nhiều khoản thu khác. Mức thu của các khoản thu sự nghiệp khác ngoài học phí này cũng được các trường xây dựng theo tiêu chí: bù đắp chi phí, tích lũy hợp lý. Vì vậy tổng số thu sự nghiệp khác của cả 4 trường không tăng mà giảm 3%. Do tập trung vào nhiệm vụ đào tạo, tổng thu từ sản xuất kinh doanh dịch vụ của các trường cũng giảm 12%. Từ trước khi thực hiện tự chủ, ngân sách nhà nước cấp cho chi thường xuyên cũng gần như không bố trí ở các trường này. Xét về tổng thể, số thu từ tất cả các nguồn của cả 4 trường đều tăng, cơ cấu nguồn thu có sự dịch chuyển theo đúng hướng là phát huy vai trò s ứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực của các trường trong điều kiện tự chủ tài chính.
- Thay đổi cơ cấu nguồn thu:
Sau khi Nghị quyết số 77/NQ-CP ra đời, đã phần nào giải quyết được tồn tại khi cho phép khoản thu học phí và các khoản thu sự nghiệp khác của trường đại học công lập tự chủ được gửi ngân hàng thương mại, để các trường có thêm nguồn thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, đây cũng là điểm khác biệt giữa các trường đại học cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư so với các trường thực hiện theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Suất đầu tư của sinh viên được cải thiện
Việc thực hiện theo Đề án tự chủ được Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết 77 đã tạo điều kiện cho các trường có cơ hội tăng thêm nguồn thu, mức thu học phí sẽ đảm bảo cân đối thu - chi, có tích lũy nhằm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường, ngoài ra các trường còn được sử dụng tiền lãi ngân
hàng để lập quỹ học bổng cho sinh viên. Do vậy, chi phí đầu tư tối thiểu cho 01 sinh viên hàng năm sẽ tăng, cụ thể:
Bảng 3.2. Dự kiến chi phí đầu tư cho 01 sinh viên/năm
Đvt: triệu đồng
STT Nội dung chi 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học
I Chi thanh toán cá nhân 4,6 5,46 6,1
1 Tiền lương, tiền công 3,0 3,58 3,8 2 Phụ cấp lương 0,4 0,55 0,6 3 Các khoản đóng góp 0,3 0,39 0,4 4 Học bổng sinh viên 0,3 0,33 0,4 5 Phúc lợi, khen thưởng 0,6 0,62 0,8
II Chi cho nghiệp vụ chuyên môn 3,0 3,38 3,8
1 Chi thanh toán dịch vụ công cộng 0,3 0,39 0,4 2 Vật tư văn phòng 0,2 0,32 0,4 3 Thông tin, tuyên truyền liên lạc 0,2 0,21 0,3 4 Công tác phí 0,1 0,19 0,2 5 Chi phí thuê mướn 0,3 0,35 0,4 6 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 1,0 1,12 1,3 7 Chi khác 0,7 0,80 0,9
III Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 6,7 7,07 7,5
1 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng 0,4 0,45 0,6 2 Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn 1,7 1,9 2,1 3 Đầu tư phát triển 3,1 3,13 3,2 4 Chi phí khấu hao tài sản cố định 1,5 1,55 1,6
IV TỔNG CHI ĐÀO TẠO 14,2 15,91 17,44
V Đề xuất mức học phí : 14 16 17,5
VI Bình quân mức thu học phí/tháng 1,4 1,6 1,75
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77/NQ-CP của các trường)
Theo ước tính của Bộ Tài chính, trong những năm gần đây, chi phí bình quân trên mỗi sinh viên đại học công lập khoảng 13 triệu đồng/năm (nguồn: Tờ trình 742/TTr-BGDĐT ngày 29/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ về Nghị quyết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017). Như vậy, có thể thấy suất đầu tư cho 1 sinh viên/năm học khi thực hiện theo Đề án tự chủ sẽ đạt mức