CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáodục đạ
4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao tính công bằng của cơ chế quản lý tà
tài chính
Để tăng cường tính linh hoạt cho việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính trong thực tế, đòi hỏi Nhà nước cần có sự thay đổi về chế độ kiểm tra, giám sát, bao gồm:
Một là, khi đã có các quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ thì cho phép các trường được chi những khoản chi cao hơn định mức quy định của Nhà nước.
Hai là, cần giảm bớt sự kiểm soát chi của kho bạc. Các trường chỉ phải mở tài khoản tại kho bạc để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách cấp. Phần kinh phí trích lập các quỹ; khoản thu học phí, lệ phí và các nguồn thu hợp pháp khác thì cần có hướng dẫn cụ thể về việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại để hưởng lãi, tiền lãi này được sử dụng là một nguồn thu hợp pháp. Có như vậy, mới tạo thêm nguồn thu và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi của các trường.
Ba là, ngân sách cấp cho các trường theo chế độ khoán và hậu kiểm theo phương thức thanh tra, kiểm toán định kỳ; trong năm các trường được trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp từ nguồn ngân sách cấp cho chi hoạt động thường xuyên để các trường có nguồn vốn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định nhằm giảm bớt khó khăn cho các trường có nguồn thu ngoài ngân sách thấp.
4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao tính công bằng của cơ chế quản lý tài chính tài chính
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về mô hình phát triển tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Trong bối cảnh của Việt Nam, nguồn lực tài chính của Nhà nước còn hạn chế cả về quy mô và phạm vi sử dụng, cho nên mô hình phát triển tài
chính cho giáo dục đại học nói chung và các cơ sở giáo dục công lập nói riêng cần được đổi mới theo các hướng sau:
Thứ nhất, học phí thấp hoặc được miễn học phí chỉ nên áp dụng cho các ít được người học quan tâm ... Và để đảm bảo sự năng động, sáng tạo và nâng cao chất lượng thì các trường này được ưu tiên về nguồn lực tài chính nhưng Nhà nước cần thực hiện cơ chế cấp kinh phí dựa vào kết quả kiểm định chất lượng, xếp hạng nhà trường.
Thứ hai, gia tăng học phí kết hợp với mở rộng các chính sách hỗ trợ. Nó là mô hình phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang theo đuổi nhằm giảm bớt gánh nặng đầu tư ngân sách cho giáo dục đại học. Chính phủ cần xây dựng khung học phí khác nhau; gắn với các tiêu chí ngành nghề, chương trình, cấp bậc đào tạo, đối tượng người học, kết quả kiểm định, vị trí xếp hạng của trường đại học. Trong đó, cho phép các trường tính đủ học phí theo chi phí đào tạo; đây là thông lệ quốc tế, học đại học là để có nghề, tạo thu nhập kiếm sống nuôi bản thân và gia đình nên người học phải có trách nhiệm học tốt ngành nghề mình lựa chọn và đóng góp kinh phí để đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong hiện tại và tương lai, đồng thời nhận được sự đồng thuận của xã hội thì lộ trình tính đủ chi phí đào tạo giáo dục đại học trong học phí nên chia thành ba giai đoạn, bao gồm:
Giai đoạn 1: Các trường được phép tính đủ chi phí hoạt động thường xuyên như tiền lương, tiền công, chi phí hành chính, chi phí chuyên môn…
Giai đoạn 2: Các trường được tính đủ chi phí hoạt động thường xuyên và chi phí hao mòn tài sản cố định sử dụng cho quá trình đào tạo.
Giai đoạn 3: Các trường được tính đủ chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí hao mòn tài sản cố định và được tính một phần chi phí cho đầu tư phát triển (tức là có tích lũy để đầu tư cho cơ sở vật chất của nhà trường).
Đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, chương trình liên kết, chương trình chất lượng cao… thì cho phép các trường được tự xác định mức thu học phí nhằm tránh xảy ra hiện tượng người có nhu cầu phải chuyển sang cơ sở khác hoặc phải ra nước ngoài học tập dẫn tới không tận thu được nguồn lực đầu tư cho các trường. đây cũng là giải pháp nhằm giảm áp lực tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục đại học.
Để có cơ sở khoa học cho việc xác định mức học phí thì các cơ quan quản lý cần chỉ đạo các cơ sở đào tạo xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật ngành do nhà trường đào tạo, từ đó xây dựng chi phí đơn vị cho mỗi nhóm ngành đào tạo.
Khi cho phép các trường tính đủ chi phí đào tạo thông qua học phí thì Nhà nước cần chú ý tới chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách như người có công với đất nước, dân tộc thiểu số, khuyết tật, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa... để tạo ra sự công bằng xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia giáo dục đại học. Nhà nước cần đẩy mạnh việc hỗ trợ sinh viên bằng chế độ cho vay, giảm lãi suất như mở rộng đối tượng cho vay, nâng mức vay đủ đảm bảo mức đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong quá trình học tập, phân loại đối tượng để thu hồi nợ sớm hơn…
Trong trước mắt và lâu dài, các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn giữa vai trò chủ đạo trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Vì vậy, Nhà nước cần tăng quy mô ngân sách đầu tư cho các trường. Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực của ngân sách trong việc hỗ trợ, tác động, điều chỉnh hoạt động đào tạo của các trường theo hướng giảm chi phí, nâng cao chất lượng; thay đổi cơ cấu, ngành nghề đào tạo phù hợp với quy hoạch chung thì Nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với các nguồn đầu tư từ ngân sách bằng việc đổi mới cách phân bổ ngân sách cho các trường theo hướng công khai hóa, minh bạch hóa quy
trình và các tiêu chí đánh giá đầu ra về chất lượng đào tạo, nghiên cứu; dựa trên nguyên tắc cạnh tranh, thúc đẩy xã hội hóa nhưng vẫn có sự ưu tiên đối với những lĩnh vực trọng điểm.