Tính ràng buộc về mặt tổ chức của cơ chế quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở việt nam (Trang 67 - 68)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.5. Tính ràng buộc về mặt tổ chức của cơ chế quản lý tài chính

Cơ chế quản lý tài chính đã tạo động lực cho các trường phải liên tục phấn đấu vươn lên về mọi mặt bằng cách tiết kiệm, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, đúng mục tiêu, mục đích đã xác định. Tạo ra sự đoàn kết, nhất trí của tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên để cùng nhau xây dựng uy tín, thương hiệu của nhà trường.

Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính hiện hành chưa quy định các trường phải tự xây dựng đăng ký mức phấn đấu và có cam kết với các cơ quan quản lý nhà nước về đảm bảo cơ cấu tổ chức bộ máy (thành lập hội đồng trường, xây dựng cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước, bảo vai trò kiểm tra, giám sát của tập thể, của cộng đồng), về các chỉ tiêu tài chính cho từng năm, từng thời kỳ (như số lượng, chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học; cơ cấu, giá trị nguồn thu hoạt động nghiên cứu khoa học, nguồn khác; số suất học bổng và giá trị kinh phí hỗ trợ sinh viên; suất đầu tư trên sinh viên; …) dẫn tới chưa tạo ra sự ràng buộc, thúc ép các trường phải huy động cả trí lực, vật lực cho việc tăng cường đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn cao; gắn hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của nhà trường với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong tìm kiếm, khai thác và cải thiện cơ cấu nguồn tài chính theo hướng tăng quy mô nhưng được sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)