Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần truyền hình tương tác việt nam (Trang 52 - 60)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Môi trường bên ngoài

3.3.1.1. Môi trường vĩ mô

Môi trƣờng kinh tế

Việt Nam nằm ở khu vực có số lƣợng dân cƣ đông, tiềm lực kinh tế mạnh, năng động và phát triển. Theo Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan chuyên đƣa ra những phân tích dự báo về kinh tế toàn cầu, dự báo tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020 đạt 5,4%/năm, cao hơn mức trung bình của khu vực năng động nhất thế giới là khu vực Châu Á (4,9%). Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên làm cho khả năng chi tiêu đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống cũng ngày một tăng lên. Đây là nguồn gốc làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trên thị trƣờng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đầu tƣ và kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ giải trí, truyền hình. Tuy nhiên, truyền hình là lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc quản lý chặt, do đó trong thời gian này chƣa thể xuất hiện khả năng cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực này của các công ty đa quốc gia tại thị trƣờng Việt Nam.

Bảng 3.2. Số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017 Chỉ tiêu Năm 2014Năm 2015 Năm

2016 Năm 2017 Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) 5,80 6,68 6,21 6,81 Tỉ lệ lạm phát (% GDP) 7,20 0,63 4,75 3,53 GDP/ngƣời/năm (USD) 1.960 2.109 2.215 2.385 Nguồn: T ng cục Thống kê Môi trƣờng chính trị và pháp luật

Mức độ ổn định chính trị của Việt Nam đƣợc xếp hạng khá cao theo chỉ số CCI của WEF và chỉ số điều hành toàn cầu của WB, chỉ đứng sau Singapore

trong khu vực. Đây chính là lợi điểm cạnh tranh dƣới mắt các bạn hàng và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đặt quan hệ đầu tƣ kinh doanh với Việt Nam.

Chính phủ thực hiện quản lý theo Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại và Luật Đầu tƣ có sự khuyến khích đa dạng hóa hình thức đầu tƣ vào lĩnh vực truyền hình. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và Chính phủ đã có Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình hiệu lực từ ngày 15/3/2016 nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và các công ty làm ăn chân chính.

Môi trƣờng điều kiện tự nhiên

Việt Nam còn đang trong giai đoạn quy hoạch sử dụng đất theo xu hƣớng giảm dần đất nông nghiệp và chuyển sang đất xây dựng, giao thông, khu dân cƣ. Điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển mạng lƣới truyền hình. Song do khí hậu khắc nghiệt và thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thiên tai nên việc triển khai, vận hành, bảo trì mạng lƣới truyền hình khá khó khăn.

Môi trƣờng xã hội

Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân cƣ. Năm 2017, dân số Việt Nam khoảng 93,7 triệu ngƣời, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 11 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thố trên thế giới, tốc độ tăng dân số hiện nay khoảng 1,18%. Đây là một trong những nhân tố hấp dẫn đối với nhả kinh doanh vì có thể nói đây chính là yếu tố tạo nên thị trƣờng. Dân số tăng có nghĩa là nhu cầu của con ngƣời tăng. Thị truờng tiêu thụ nội địa cho các doanh nghiệp còn nhiều tiềm năng nhƣng chƣa khai thác hết. Hơn nữa, việc khai thác triệt để thị trƣờng trong nƣớc cũng là một nhiệm vụ có tính chất chiến lƣợc quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành nhằm ổn định thị trƣờng trong nƣớc.

Do tình hình dân trí và thu nhập của ngƣời dân có xu hƣớng ngày càng tăng nên xu hƣớng tiêu dùng của họ cũng dần dần thay đổi, nhu cầu về hƣởng thụ văn hóa giải trí cũng cần đƣợc nâng cao.

Hình 3.2. Cơ cấu lao động trình độ cao theo ngành năm 2016

Nguồn: T ng cục Thống kê, Điều tra Lao đ ng Việc làm năm 2016

Về nguồn nhân lực, mặc dù Việt Nam là một trong những nƣớc có nguồn lao động dồi dào song lại có sự cạnh tranh lớn về nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Nguyên do chính đƣợc giải thích cho vấn đề này, đó chính là nhu cầu lớn về đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sƣ năng động, giàu kinh nghiệm, công nhân đạt tay nghề cao vẫn chƣa đƣợc đáp ứng thỏa đáng.

Môi trƣờng công nghệ

Hàng loạt những tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong nƣớc và thế giới đang và sẽ đƣợc áp dụng nhanh vào công nghiệp truyền hình, sẽ là những tác nhân mạnh mẽ tạo ra bƣớc ngoặt mới không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà cả trong lĩnh vực kinh doanh.

Công nghệ phát triển nhanh chóng giúp các doanh nghiệp có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của mình, thích ứng với sự phát triển của thế giới, giảm thiểu chi phí tăng hiệu quả kinh doanh. Song đây cũng là thách thức lớn khi mà công nghệ có thể lạc hậu chỉ trong vòng 6-12 tháng. Do

đó, đầu tƣ thiết bị công nghệ cũng là bài toán gây đau đầu cho các nhà quản trị Công ty.

3.3.1.2. Môi trường ngành

Đối thủ tiềm ẩn

Truyền hình là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và đƣợc Nhà nƣớc ta quản lý chặt, do đó trong giai đoạn kinh doanh này chƣa thể xuất hiện khả năng cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực này, đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia tại thị trƣờng Việt Nam.

Đối thủ cạnh tranh

VTVlive có mạng lƣới rộng khắp cả nƣớc, do đó sự cạnh tranh về thị trƣờng giữa các công ty diễn ra khá gay gắt. Do giới hạn về thời gian và khả năng nên trong phạm vi phân tích, tác giả sẽ tập trung vào các đối thủ chính là những doanh nghiệp đang có định hƣớng phát triển tƣơng đồng với VTVlive. Và Công ty sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với những doanh nghiệp này. Theo đó, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu hiện nay của Công Ty có thể tập hợp thành hai nhóm chính gồm các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng lĩnh vực và các doanh nghiệp nền tảng ADSL mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực truyền hình.

- Các doanh nghiệp nền tảng ADSL mở r ng kinh doanh sang lĩnh vực truyền hình: Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom) với truyền hình FPT, Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với truyền hình MyTV, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Vietel Telecom) với truyền hình Nexttv,...

Các doanh nghiệp này xuất phát từ công ty công nghệ thông tin, viễn thông và lĩnh vực truyền thông đang từng bƣớc đƣợc chú trọng trên cở sở nâng cấp từ đƣờng truyền mạng internest, ví dụ nhƣ: FPT Telecom nâng cấp ADSL lên ADSL 2+ với tốc độ đƣờng truyền tối đa 24 Mbps phục vụ tốt cho truyền hình IPTV và truyền hình theo yêu cầu VOD. Khi đó, các thuê bao

ADSL có thể xem truyền hình thông qua set top box IPTV bao gồm 47 chƣơng trình với giá lắp đặt Internet: 660.000 đồng và giá lắp đặt IPTV Set Top Box: 1.540.000 đồng, tổng chi phí lắp dặt: 2.200.000 đồng với phí thuê bao: tối đa 300.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, FPT cũng nhƣ các doanh nghiệp khác trong cùng nhóm đều không phải là đơn vị truyền hình nên chƣa chủ động đƣợc nguồn chƣơng trình, hiện đang sử dụng gói chƣơng trình do đơn vị thứ ba cung cấp. Hơn nữa, với mức chi phí sử dụng nhƣ vậy là khá cao nên hiện nay dịch vụ truyền hình của các doanh nghiệp nhóm này chƣa phổ biến. Song với xu thế hội tụ số, tích hợp đa dịch vụ, trong vòng 3 năm tới khi thiết bị số bắt đầu phổ biến và giá thành thấp thì nhóm các doanh nghiệp này sẽ là đối thủ canh tranh lớn của VTVlive.

- Các doanh nghiệp đang hoạt đ ng trong cùng lĩnh vực: Công ty cổ phần Truyền hình cáp Hà Nội (Hanoicab) với truyền hình SCTV, Công ty TNHH MTV Dịch vụ kỹ thuật truyền thông HTV (HTV-TMS) với truyền hình HTVC,... Các doanh nghiệp thuộc nhóm này đều là những doanh nghiệp tiên phong trong cung cấp dịch vụ truyền hình tƣơng tác tại Việt Nam với nhiều năm khai thác và hội đủ tiềm lực cũng nhƣ kinh nghiệm để triển khai các chiến lƣợc.

Về chính sách giá thì các doanh nghiệp gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau với phí hòa mạng: 660.000 đống (khu vực trung tâm thành phố) và 495.000 đống (khu vực không nằm ở trung tâm thành phố); Phí thuê bao: 66.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt nên các doanh nghiệp này liên tục áp dụng chính sách giảm giá theo từng khu vực có thể lên đến 80% hay miễn phí 100% phí hòa mạng. Điều này có đƣợc là bởi các doanh nghiệp này có:

+ Hệ thống mạng đã triển khai lâu năm nên đã khấu hao gần hết.

+ Hệ thống mạng đã triển khai theo thiết kế thì vẫn chƣa khai thác hết tối đa, nên để không trở thành lãng phí.

+ Tiềm lực tài chính lƣợng khách hàng lâu năm đã ổn định.

Song điều này chƣa thật sự hợp lý, nó không có lợi trong dài hạn khi các đối thủ cạnh tranh là đơn vị mạnh có tiềm lực về tài chính, năng lực chuyên môn cao cũng nhƣ thƣơng hiệu vững mạnh.

Về sản phẩm, nhìn chung số lƣợng các kênh là nhƣ nhau. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh quảng cáo không phát triển tốt, đặc biệt là SCTV do đây không phải là nhà sản xuất chƣơng trình và cũng không có giấy phép phát triển kênh truyền hình của chính SCTV.

Để đánh giá khách quan mức độ cạnh tranh của các đối thủ trên với VTVlive, tác giả lập Phiếu xin ý kiến chuyên gia để đánh giá về các vấn đề nội bộ của các công ty nêu trên tại Phụ lục 2.1. Qua tổng hợp điểm số đánh giá về mức độ quan trọng và mức phân loại trung bình tại Phụ lục 3.1, 3.2. Tác giả tiến hành lập ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) tại bảng 3.3.

Bảng 3. 1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) TT Các yếu tố cạnh tranh Mức độ quan trọng VTVlive Các doanh nghiệp cùng lĩnh vực Các doanh nghiệp mở rộng sang Mức phản ứng Điểm bình quân Mức phản ứng Điểm bình quân Mức phản ứng Điểm bình quân 1 Khả năng tài chính 0,12 3,1 0,36 2,9 0,34 3,4 0,4 2 Cạnh tranh về giá 0,13 2,9 0,37 3 0,38 3 0,38 3 Hoạt động marketing 0,13 1,2 0,16 1,5 0,2 1,2 0,16 4 Khách hàng tiền năng lớn 0,12 1,2 0,15 1,3 0,16 2,2 0,27 5 Chủ động nguồn chƣơng trình 0,12 3,3 0,38 3,4 0,4 3,5 0,41

6 Nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm

0,13 2,9 0,37 3,1 0,4 3,4 0,43

7 Tiềm lực công nghệ 0,15 3,3 0,48 3,1 0,45 2,2 0,32

8 Cơ chế linh hoạt 0,11 3,2 0,35 3,5 0,39 1,2 0,13

Tổng cộng 1,00 2,63 2,71 2,5

Bảng 3.3 cho thấy, tất cả các doanh nghiệp đều ở trên mức trung bình 2,5 trong đó, các doanh nghiệp cùng lĩnh vực đứng vị trí thứ nhất, sau đó đến VTVlive và cuối cùng là các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh sang. Tổng số điểm quan trọng 2,71 cho thấy các doanh nghiệp cùng lĩnh vực tuy dẫn đầu nhƣng không phải là quá mạnh vì các hạn chế về khả năng sản xuất chƣơng tình truyền hình và thƣờng kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”, VTVlive tuy bị xếp hạng kém hơn về cạnh tranh nhƣng cũng không kém nhiều trong khi còn nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khai thác đúng mức, nếu xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển phù hợp thì vị trí dẫn đầu sẽ thuộc về Công ty. Các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh sang tuy bị xếp hạng không kém hơn nhiều về cạnh tranh so với VTVlive nhƣng đây không phải là năng lực lõi, tay nghề chuyên môn của họ, trong tƣơng lai VTVlive nên định hƣớng là họ sẽ là các đối tác chiến lƣợc.

Sản phẩm thay thế

- Truyền hình tƣơng tự (analog) và nay đang dần đƣợc thay thế bởi truyền hình số mặt đất dùng để thu các kênh VTV1, VTV2,... Tuy nhiên, loại truyền hình này không thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời dân, mặt khác chất lƣợng không cao, đặc biệt là truyền hình tƣơng tự dễ dàng bị ảnh hƣởng bởi thời tiết (mƣa, bão,...)

- Truyền hình số vệ tinh DTH có chi phí cao hơn, chất lƣợng không ổn định và quan trọng hơn hết là số lƣợng kênh không phong phú, không đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của khán giả xem truyền hình. Loại truyền hình này chỉ phù hợp với khu vực bằng phẳng, ít bị chắn sóng và chƣa có triển khai truyền hình cáp.

Khách hàng

Khách hàng hiện nay của VTVlive gồm khách hàng của dịch vụ truyền hình và khách hàng của dịch vụ quảng cáo. Theo đó, với phạm vi phủ sóng cả

nƣớc, mục tiêu của VTVlive là nhằm phục vụ cộng đồng, truyền tải nội dung truyền hình theo phƣơng thức mới, hiện đại và đa chiều. Chính vì thế, lƣợng nhu cầu tiềm năng chƣa khai thác tại Việt Nam là rất lớn, đặc biệt với nhóm khách hàng là giới trẻ trong thời đại số khi mà truyền hình tƣơng tác với xu hƣớng mạng xã hội là tất yếu.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp của VTVlive bao gồm: Nhà cung cấp chƣơng trình truyền hình và nhà cung cấp thiết bị truyền hình

- Nhà cung cấp chƣơng trình truyền hình

Hiện nay, các nhà cung cấp chƣơng trình nƣớc ngoài xem thị trƣờng Việt Nam là thị trƣờng không tiềm năng nên giá cả còn khá mềm so với các nƣớc trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp kênh chƣơng trình trong nƣớc thì xem quảng cáo là nguồn thu nhập chính chứ chƣa chú ý lắm đến nguồn thu nhập từ việc sản xuất kênh và bán lại cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình.

Song song đó, do tính pháp lý và thực thi trong bảo vệ quyền sở hữa trí tuệ ở nƣớc ta chƣa cao nên các nhà cung cấp chƣơng trình còn e ngại. Trong khi đó, một số nhà cung cấp dịch vụ muốn mua độc quyền các kênh đặc biệt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, do đó đẩy giá bản quyền lên cao quá mức làm cho nhà cung cấp chƣơng trình nƣớc ngoài hƣởng lợi mà điển hình là việc tranh mua bản quyền độc quyền phát sóng 2 kênh thể thao ESPN và Star sport đẩy giá phải mua lên cao gấp 5 lần.

- Nhà cung cấp thiết bị truyền hình

Đối với Việt Nam dịch vụ truyền hình theo phƣơng thức đa chiều này khá mới mẻ, song trên thế giới thì dịch vụ này đã quá phổ biến. Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị chất lƣợng tốt và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, hầu hết là thiết bị truyền hình đều nhập từ nƣớc ngoài về (Trung Quốc,

Mỹ, Đan Mạch,...) vì khả năng sản xuất trong nƣớc về thiết bị truyền hình là chƣa đảm bảo.

Bảng 3.4. Tổng hợp các yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng lớn đến VTVlive

CƠ HỘI NGUY CƠ

O1. Tiềm năng của thị trƣờng lớn

T1. Khí hậu khắc nghiệt gây khó khắn cho triển khai, vận hành, bảo trì mạng lƣới

O2. Quy hoạch dân cƣ thuận lợi cho phát

triển hệ thống mạng lƣới truyền hình T2. Sức ép về giá cả

O3. Công nghệ phát triển T3. Độc quyền kênh

O4. Nguồn kênh nƣớc ngoài giá mềm T4. Nguồn cung thiết bị chƣa đảm bảo O5. Nổi trội hơn các sản phẩm thay thế T5. Sự cạnh tranh lớn về nguồn nhân

lực chất lƣợng cao

Nguồn: Tác giả t ng hợp

Kết luận: Sau khi phân tích các yếu tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; tác giả tổng hợp đƣa ra những nhận định về các cơ hội cũng nhƣ nguy cơ có tác động đến Công ty tại bảng 3.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần truyền hình tương tác việt nam (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)