- Những điểm còn hạn chế: Thẻ ATM được làm bằng chất liệu nhựa cứng
TECHCOMBANK
3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sác h.
Trong nền kinh tế có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, để tồn tại hay phát triển, Ngân hàng cần vạch ra một chiến lược kinh doanh phù hợp, đó là phương thức cạnh tranh bền vững. Chiến lược là sự thể hiện mục tiêu dài hạn cơ hản của một Ngân hàng, nó thể hiện đường lối hoạt động và phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này. Như vậy, xây dựng chiến lược ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.
Để thực hiện được mục tiêu trở thành : Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam”, Techcombank phải hoạch định ra cho mình một chiến lược kinh doanh khả thi trên cơ sở nghiên cứu và phân tích kỹ đặc điểm, quy mô, chất lượng tính ổn định nguồn vốn của Ngân hàng kết hợp với khả năng , kinh nghiệm, năng lực của cán bộ cho vay, nhu cầu tiêu dùng của dân cư, các chính sách kinh tế, pháp luật, chính trị…
Thứ nhất: Mở thêm các loại hính sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng.
Vì nhu cầu của người dân là rất lớn và đa dạng nên Ngân hàng không thể chỉ dừng lại ở cho việc mua , sửa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, du học…mà còn phải mở rộng thêm các loại hình cho vay khác nữa như :
+ Cho vay xuất khẩu lao động : Những năm gần đây thị trường xuất khẩu lao động của nước ta rất nhộn nhịp , để hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu, Ngân hàng có thể cho vay ứng trước cho họ. Khoản cho vay này khá an toàn vì Ngân hàng có thể ký hợp đồng với công ty xuất khẩu lao động về việc bảo lãnh cho người vay.
+ Tài trợ các thiết bị tiêu khiển: Sản phẩm này để phục vụ cho tầng lớp có thu nhập cao và giới trẻ như các thiết bị su thuyền, ca nô, nhà du lịch di động, xe thể thao đắt tiền với thời hạn cho vay ngắn tối đa là 10 năm vì giá trị của thiết bị và có
thể dùng chính thiết bị đó làm tài sản đảm bảo.
+ Cho vay sinh viên: các khoản vay sinh viên nhằm giảm gánh nặng về chi phí học hàng ở trường đại học.
Ngoài ra Ngân hàng còn mở rộng cho vay dưới các hình thức khác nhưcho vay khám chữa bệnh, cưới hỏi …
Thứ hai: Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng
Hiện nay , Techcombank mới tập trung phục vụ những người có thu nhập lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh . Như vậy, Ngân hàng nên xem xét mở rộng phạm vi đối tượng hơn như triển khai tốt hoạt động cho vay tiêu dùng tại các chi nhánh tỉnh, huyện trên cả nước, cung cấp sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng cho những người có thu nhập ổn định.
Thứ ba: Xem xét phát triển cho vay thông qua người đại diện
Giải pháp này được đua ra trên cơ sở xác định quyền và trách nhiệm của các bên( Ngân hàng- người đại diện- người trực tiếp vay) cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm đinh, xét duyệt cho vay, giải ngân và thu hồi nợ. Người vay không phải tới Ngân hàng, không mất thời gian cho việc làm thủ tục vay vốn và trả nợ của cán bộ công nhân viên, từ đó vừa thuận tiện hơn cho khách hàng vừa tạo điều kiện cho công đoàn có thêm hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống công nhân viên của mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí trong cho vay mà lại hạn chế được rủi ro và đảm bảo thu hồi được đủ gốc và lãi. Để đảm bảo được quyền của người đại diện, nhằm khuyến khích người đại diện thực hiện tốt trách nhiệm được giao, Ngân hàng phải có chính sách ưu đãi đối với người đại diện ( như hưởng hoa hồng, tặng thưởng…) Nhu cầu vay của cán bộ nhân viên ngày càng cao nên đây là một điều kiện tốt để Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.
Thứ 4: Chính sách lãi suất
Đối với khách hàng quen thuộc Ngân hàng ít mất công, chi phí trong quá trình thẩm định, hơn nữa khách hàng đã có mối quan hệ lâu năm với Ngân hàng, nên Ngân hàng có thể giảm lãi suất so với những khách hàng mới.
,sửa chữa nhà ít rủi ro hơn cho vay mua ô tô, đồ đạc trong nhà, hoặc trongcùng một loại hình vay thì mức độ rủi ro của tài sản đảm bảo cũng khác nhau. Như vậy có thể căn cứ vào mức độ rủi ro mà Ngân hàng đưa ra một mức lãi suất cụ thế, rủi ro cao thì lãi suất cho vay cũng cao hơn.
Thứ năm: Đa dạng hóa các phương thức cho vay tiêu dùng.
Hiện nay có hai phương thức cho vay tiêu dùng là phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp và phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp. Tuy nhiên các ngân hàng chủ ý sử dụng phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp mà phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp chưa được chú trọng và phát triển, nó sẽ thỏa mãn nhu cầu của những khách hàngmuốn vay tiêu dùng nhưnglại ngại đi đến Ngân hàng.
Ngân hàng có thể kết hợp với các công ty, đại lý bán hàng trong việc hỗ trợ vốn tiêu dùng cho ngân hàng. Thông qua các công ty bán hàng này, ngân hàng sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đưa ra các thông tin về sản phẩm cho vay tiêu dùng theo phương thức này, Ngân hàng sẽ tài trợ cho người tiêu dùng một phần tiền còn thiếu khi người tiêu dùng mua hàng của các công ty đại lý bán hàng.