Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn techcombank (Trang 41 - 46)

- Những điểm còn hạn chế: Thẻ ATM được làm bằng chất liệu nhựa cứng

2. Tổng đài điện thoại trực tuyến

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được hết sức khả quan thì hoạt động cho vay tiêu dùng của Techcombank vẫn tồn tại chưa tương xứng với mục tiêu chiến lược và tiềm năng của thị trường hay chưa khai thác được thị trường như Ngân hàng có thể làm.

Chi phí

Do đặc điểm của cho vay tiêu dùng là quy mô mỗi món vay nhỏ nên chi phí giao dịch lớn, do đó lãi suất cho vay tiêu dùng thường khá cao.Hơn nữa từ đầu năm 2008 trở lại đây, do chính sách kiềm chế lạm phát của nhà nước bằng cách phát hành trái phiếu bắt buộc, tăng dự trữ bắt buộc đối với các NHTM, nếu tiền đồng khan hiếm, dẫn đến lãi suất huy động vốn cao, hay chi phí vốn tăng, từ đó Ngân hàng phải cho vay với lãi suất cao. Thực tế hai tháng đầu năm những khoản vay mà Ngân hàng cho vay được là rất ít mà Ngân hàng cũng phải đối đầu với rủi ro lãi suất.

Hơn nữa so với mặt bằng lãi suất chung thì lãi suất cho vay của Techcombank là cao, tối đa bằng với quy định của NHNN. Bên cạnh đó , Techcombank còn áp dụng các chương trình khuyến mãi như tặng: áo mưa, bình giữ nhiệt, bộ bát…Đây là một khó khăn lớn đối với Techcombank trong mở rộng cho vay tiêu dùng và tìm kiếm lợi nhuận.

Khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay tiêu dùng của Ngân hàng là chưa cao.

Nhu cầu vay vốn của khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu là nhu cầu vay trung, dài hạn. Trong khi đó, nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng còn hạn chế( chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tủ trọng nhỏ thường là dưới 5 năm). NHNN cũng quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung , dài hạn là 40% hơn nữa lấy nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng rủi ro, Ngân hàng dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

các khu đô thị và hướng đối tượng phục vụ của mình vào tầng lớp dân chúng có thu nhập cao. Đây mới chỉ là thị trường nhỏ mà Ngân hàng khai thác.

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng mới chỉ đáp ứng được một số nhu cầu của khách hàng như nhà ở, phương tiện đi lại, đi du học. Còn rất nhiều các nhu cầu khác, từ nhu cầu cơ bản như cho vay chữa bệnh, cho vay thấu chi tuần hoàn đến các nhu cầu xa xỉ hơn như cho vay đi du lịch, tài trợ mua các thiết bị tiêu khiển…cũng cần được mở rộng hơn, có thể dùng bảo hiểm nhân thọ, các cổ phiếu đã niêm yết khác dùng làm tài sản đảm bảo khoản vay. Để từ đó phục vụ tối đa các nhu cầu của khách hàng.

Khách hàng chưa được tiếp cận với công nghệ Ngân hàng hiện đại

Mặc dù Techcombank đã thực hiện công nghệ hóa, hiện đại hóa ở một số lĩnh vực, bộ phận Ngân hàng nhưng ở bộ phận tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng, công nghệ Ngân hàng vẫn chưa được triển khai ứng dụng một cách đầy đủ, đồng bộ và toàn diện như : Máy ATM chỉ đơn thuần rút tiền còn các chức năng như gửi tiền hay cho vay tiêu dùng qua đó thì còn rất hạn chế. Dịch vụ internet dành cho các khách hàng cá nhân vẫn còn nghèo nàn. Khách hàng chỉ có thể tìm những thông tin chung chung về Ngân hàng qua đó mà không thể hay đăng ký cho vay trực tuyến.

Công nghệ lạc hậu không những làm giảm tốc độ chu chuyển còn. hạn chế phát triển sản phẩm mới mà còn làm cho đội ngũ nhân viên tiếp tục phình ra, việc thẩm định và xét duyệt cho vay chủ yếu thực hiện một cách thủ công gây tôn nhiều thời gian chi phí.

Do vậy yêu cầu đổi mới công nghệ, trang bị các công nghệ mới như các phương tiện kĩ thuật, công nghệ thông tin hiện đại, xây dựng các mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ hiện đại là rất cấp thiết khônng chỉ đối với Techcombank mà với cả các NHTM hiện nay.

Hoạt động marketing chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.

Marketting thâm nhập vào lĩnh vực Ngân hàng chậm hơn so với lĩnh vực sản xuất lưu thông hàng hóa.Ngày nay, marketing đóng vai trò quan trọng đối với Ngân hàng khi sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng khốc liệt, nó giúp

cho Ngân hàng tìm kiếm được nguồn khách hàng, mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên, tại Techcombank hoạt động Marketing trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng chưa được chuyên nghiệp hóa, chưa có phòng Marketing riêng. Điều này dẫn đến thực tế chất lượng của hoạt động marketing còn thấp, thời gian triển khai các chương trình hành động còn dài, cùng với sự thiếu hụt các nhân viên chuyên trách về lĩnh vực này.

2.3.2.2 Nguyên nhân

a, Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất: Môi trường kinh tế chưa ổn định

Mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tến nước ta có sự tăng trưởng cao nhưng còn tiềm ẩn rất nhiều bất ổn, giá vàng và đô la diễn ra bất thường, giá chứng khoán giảm liên tục. Thị trường kinh doanh bất động sản nằm trong ngoài tầm quản lý, giá nhà đất tăng cao gây lên cơn sốt ảo. Giá năng lượng như xăng dầu thì tăng chóng mặt. Lạm phát lên đến mức hai con số…

Chính những yếu tố này làm cho thu nhập của người dân tăng nhưng so với mặt bằng giá cả thì lại giảm. Từ đó gây ra mất lòng tin của dân chúng, nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo.

Thứ 2: Môi trường pháp lý tại Việt Nam

Hoạt động cho vay tiêu dùng mới chỉ xuất hiện ở Việt nam từ những năm 1993 và chỉ thực sự phát triển từ năm 2002. Do đó, các điều kiện pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của nghiệp vụ này còn chung chung và chưa rõ ràng. Do chưa có một văn bản quy phạm luật mang tính thống nhất cụ thể hướng dẫn nghiệp vụ này nên các Ngân hàng chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển nó một cách mạnh mẽ vì lý do sợ sự thay đổi của cơ chế chính sách . Hơn nữa tính đồng bộ của hệ thống pháp luật của nước ta chưa cao làm cho các Ngân hàng bị động trong hoạt động kinh doanh.

Thứ 3: Môi trường văn hóa xã hội Việt Nam.

Do điều kiện hoàn cảnh lịch sử cũng như thói quen , tập quán tiêu dùng của người Việt Nam là ưa thích tiết kiệm , không có thói quen tiêu dùng trước

khi tích lũy đủ. Hơn nữa người dân rất e ngại khi đến Ngân hàng nhất là khi vay vốn. Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM của Việt Nam.

Thứ 4: Thông tin

Ngân hàng và hoạt động Ngân hàng cần thông tin hơn bất cứ ngành nào bởi nó có tính nhạy cảm rất lớn trước mọi biến động của thị trường và xã hội. Hiện nay, việc tìm kiếm và quản lý thông tin trong Ngân hàng vẫn còn khá nhiều bất cập. Những thông tin Ngân hàng nhận được từ khách hàng cá nhân có độ chính xác chưa cao và không đầy đủ. Việc kiểm tra , chứng thực thông tin cá nhân là một điều rất khó, vì việc lưu trữ và quản lý thông tin của nước ta còn chưa đầy đủ và chặt chẽ.

Thứ 5: Yếu tố cạnh tranh.

Ngày nay sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng diễn ra rất gay gắt, có rất nhiều Ngân hàng mới thành lập không chỉ Ngân hàng trong nước mà cả Ngân hàng nước ngoài. Với chính sách cho vay dễ dàng và thoáng hơn và nhiều chương trình khuyến mãi đã làm cho khách hàng không biết nên tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng quen thuộc hay chuyển sang Ngân hàng khác có ưu đãi hơn. Có rất nhiều NHTM đẩy mạnh cung cấp hoạt động cho vay tiêu dùng và xem như thị trường mục tiêu ( VIBank, Techcombank, Đông Á , Sacombank…)

b, Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Sự quan tâm phát triển các nghiệp vụ này của Ngân hàng

chưa đồng đều, tương xứng giữa các Chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp các địa bàn.Ngân hàng mới chỉ đầu tư, phát triển ở các Chi nhánh, phòng giao dịch ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ 2: Hạn chế về mặt nhân lực:

Có thể nhận thấy hạn chế về mặt nhân lực là một cản trở không nhỏ nếu Techcombank muốn mở rộng thị phần của mình trong thời gian tới đây. Tuy nhiên thực tế ở Techcombank hiện nay đa số là các cán bộ tín dụng thẻ, ít kinh thực tế hoặc làm trái ngành trái nghề. Vấn đề nhân lực đang là mối lo lắng hàng đầu của Techcombank vì khối lượng nhân viên tuyển về mỗi năm tuy nhiều nhưng tuyển ồ

ạt, việc đào tạo lại nhân viên chưa được quan tâm thích đáng. Hơn nữa, chế độ đãi ngộ nhân viên còn chưa tốt do vậy rất nhiều cán bộ giỏi đã rời bỏ Ngân hàng.

Thứ ba: Ngân hàng chưa xây dựng được một hệ thống quản lý và

đánh giá các khoản vay tiêu dùng theo tiêu chuẩn, cập nhật thay đổi thường xuyên mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệp nên dễ phát sinh rủi ro từ đó gây ra tâm lý e ngại, sợ chịu trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi cho vay. Dẫn đến việc mở rộng tín dụng hạn chế hơn.

Thứ tư: Chiến lược khách hàng còn hạn chế, chủ yếu Techcombank

tiếp cận khách hàng một cách thụ động tìm kiếm khách hàng vì vậy số lượng khách hàng đến với Ngân hàng còn chưa tăng nhiều so với tiềm năng của nó.

Như vậy, qua nghiên cứu thực trạng về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng ta thấy việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại Techcombankcó thể phát triển được hơn nữa xứng đáng với tiềm lực và cơ hội mà Ngân hàng có. Do đó, để mở rộng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới, Ngân hàng cần phải nỗ lực rất nhiều , cần đưa ra những chính sách giải pháp cụ thể để khắc phục được những tồn tại trên

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn techcombank (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w