- Những điểm còn hạn chế: Thẻ ATM được làm bằng chất liệu nhựa cứng
2. Tổng đài điện thoại trực tuyến
2.2.5 Quy mô về cho vay tiêu dùng tại Techcombank
Hoạt động cho vay tiêu dùng được Ngân hàng đưa vào danh mục sản phẩm tín dụng từ …. Tuy nhiên với mục tiêu chiến lược đề ra là phấn đấu trở thành “ Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam” trong những năm vừa qua Ngân hàng đã nỗ lực cố gắng trong lĩnh vực này. Ta có thể xem xét qua sự tăng trưởng quy mô hoạt động qua số liệu về doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của Ngân hàng qua bảng sau
Bảng 4 : Tình hình tăng trưởng doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng. ( Đơn vị : Triệu đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Số tiền So với năm 2008 Số tiền So với năm 2009 +/- % Doanh số cho vay Hoạt động tín dụng 5.945.705 8.014.589 2.068.884 35% 16.984.256 8.969.667 112% CVTD 2.228.259 2.895.568 667.309 30% 6.864.258 3.968.690 137% Tỷ trọng(%) 37% 36% 40% Doanh số thu nợ Hoạt động tín dụng 4.214.835 5.524.025 1.309.190 31% 11.248.789 5.724.764 104% CVTD 908.999 1.714.723 805.724 88% 4.101.219 2.386.496 139% Tỷ trọng (%) 22% 31% 36% Dư nợ Hoạt động tín dụng 5.014.209 7.031.191 2.016.982 40% 15.217.530 8.186.339 116% CVTD 1.947.875 2.621.12 6 673.251 35% 6.305.025 3.683.899 141% Tỷ trọng (%) 39% 38% 41%
thế giới, rồi các khó khăn như thiên tai liên tục xảy ra. Bên cạnh đó giá năng lượng tăng cao gây sức ép lớn cho sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên , với sự cố gắng trong sản xuất, thị trường bán lẻ tăng mạnh nhưng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên GDP nước ta chỉ đạt có 6,23% thấp hơn 2007 là 2.17% ( GDP 2007 là 8.4%). Tuy nhiên tình hình tiêu dùng của dân cư không vì vậy mà giảm sút doanh số cho vay tiêu dùng năm 2008 đạt 2.228.259 triệu đồng tăng 37% tổng doanh số cho vay, dư nợ là 1.947.875 triệu đồng, chiếm 39% tổng dư nợ.
Bước sang năm 2009 , tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,5% . Đây là con số cũng là đáng mừng trong thời gian đấy , một phần là do những chính sách kịp thời của chính phủ ta. Bên cạnh đó cònlà việc nhà nước đưa ra mức hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp khi vay vốn , cũng như chính phủ đã sử dụng những gói kích cầu để đẩy nhanh việc sản xuất và tiêu dùng.Tất cả những yếu tố này đã làm tiền đề cho Ngân hàng có thể mở rộng cho vay tiêu dùng. Thực tế cho thấy là dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2009 đạt 2.621.126 triệu đồng tăng 35% so với năm 2008. Còn tỷ trọng cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ đạt 38%, giảm 1% so với năm 2008, điều này cũng có thể do Ngân hàng chưa chú trọng để đưa ra những giải pháp thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Năm 2010 Trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh và ổn định. Mặc dù tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu không đều khắp trên toàn thế giới, khu vực châu Á vẫn đạt được thành tích khá tốt. Trong khu vực châu Á, Việt Nam vẫn tiếp tục đạt thành tích tăng trưởng khá ấn tượng. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương (EAP) trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và vẫn duy trì được vị trí đó cả sau khủng hoảng . GDP của Việt Nam tăng mạnh…Điều đó cũng thúc đẩy tiêu dùng trong nước phát triển , thực tế cho thấy tiêu dùng nước ta chiếm 80% GDP. Chớp lấy cơ hội tiêu dùng, cũng theo xu hướng trên Techcombank đã mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch với những chính sách vay vốn hấp dẫn hơn, những sản phẩm mới đáp ứng được nhiều nhu cầu của người dân cư. Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2010 đạt 6.305.025 triệu đồng và tăng 141% so với năm 2009. Cùng với đa tăng trưởng
ấy thì tỷ trọngcho vay tiêu dùng cũng tăng lên 41% trong tổng hoạt động cho vay của Ngân hàng, tăng 3% so với năm 2009. Tuy nhiên Ngân hàng vẫn cần tiếp tục phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng để khai thác tốt thị trường và đạt được mục tiêu của mình.
2.2.5.2 Khách hàng cho vay tiêu dùng
Khách hàng cho vay tiêu dùng của Techcombank ngày càng tăng trưởng qua các năm, năm 2008 là 2.228.269 năm 2009 là2.895.568 con số này tăng lên gần 667299 lượt người điều đó thể hiện sự phát triển của Ngân hàng, song khách hàng của Techcombank chủ yếu là người có thu nhập cao ( trên 10 triệu) và ở khu đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Các nhóm khách hàng cho vay tiêu dùng.
( Đơn vị : Triệu đồng) Chỉ tiêu Dư nợNăm 2008% Dư nợNăm 2009% Dư nợNăm 2010%
Theo thu nhập Người thu nhập trên 15 triệu 625.286 32% 649.454 25% 1.514.457 24% Người thu nhập từ 5 đến 15 triệu 998.128 51% 1.515.415 58% 3.936.111 62% Người thu nhập dưới 5 triệu 324.461 17% 456.257 17% 854.457 14% Theo khu vực Thành thị 1.520.121 78% 2.135.673 81% 5.361.213 85% Nông thôn 427.754 22% 485.453 19% 943.812 15% Tổng số 1.947.875 100% 2.621.126 100% 6.305.025 100%
Dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng tăng trong các năm, trong đó tỷ trọng cho vay đối với người thu nhập khá từ 5 triệu đến 15 triệu chiếm trọng lớn từ 51% tới 62%, hơn nữa Ngân hàng chủ yếu tập trung phục vụ khách hàng ở những khu đô thị lớn ( chiếm hơn 85%). Nguyên nhân là do đời sống của người dân ở thành thị ngày càng hiện đại hơn, mức sống cao hơn nhiều so với nông thôn. Cuộc sống đòi hỏi cần nhiều thời gian, ngày càng vội vàng gấp gáp do vậy nên nhu cầu sử
dụng các vật phẩm hiện đại thì lớn như ô tô, xe máy…. Như ta đã biết nước ta là nước nông nghiệp đang phát triển, hơn 70% sống ở khu vực nông thôn và những người có thu nhập trung bình chiếm thị phần chủ yếu, bên cạnh đó thì các ngân hàng thương mại cổ phần cũng chưa tiến sâu vào bộ phận người dân làm mất đi một lượng khách hàng lớn. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc giành thị phần đang là chiến lược hàng đầu của các Ngân hàng.