1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo động lực cho ngƣời lao động
1.6.2. Nhân tố thuộc về công việc
Công việc có thể coi là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định và ảnh hƣởng tới các hoạt động tạo động lực của tổ chức. Bản thân công việc sẽ tác động tới những ƣu đãi, những lợi ích mà ngƣời lao động sẽ đƣợc hƣởng. Vì vậy, khi xây dựng chính sách khuyến khích đối với nhân viên, ban lãnh đạo cần chú ý xác định giá trị thực của từng công việc cụ thể để từ đó có sự sắp xếp phù hợp, hợp lý và công bằng. Khi ngƣời lao động đƣợc trả công xứng đáng đối với công sức họ bỏ ra
thì đây sẽ là một động lực lớn để khích lệ họ làm việc với tất cả nhiệt huyết, hăng say và hơn thế nữa.
Các đặc trƣng chung nhất cần đƣợc phân tích và đánh giá đối với mỗi công việc gồm:
Đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp, mức độ phức tạp của công việc: - Yêu cầu kỹ năng lao động trí óc và lao động chân tay.
- Yêu cầu về kiến thức giáo dục, đào tạo cần thiết cho công việc. - Yêu cầu về khả năng ra quyết định, đánh giá.
- Sự khéo léo tay chân, khả năng sáng tạo, tính linh hoạt…mà công việc đòi hỏi.
- Khả năng quản lý, khả năng hội nhập mà công việc đòi hỏi.
Trách nhiệm khi thực hiện công việc:
- Công việc đòi hỏi sự cam kết trung thành hoặc tiền, tài sản… - Chất lƣợng công việc và kết quả tài chính.
- Quan hệ với cộng đồng, với khách hàng, với các đối tƣợng bên trong và bên ngoài tổ chức.
- Vật tƣ, trang thiết bị, tài sản, máy móc thiết bị. - Thông tin có độ chính xác cao.
- Ra quyết định.
Sự cố gắng hay yêu cầu về mức độ hao phí về trí lực: - Yêu cầu về thể lực và trí lực.
- Sự căng thẳng của công việc.
- Những mối quan tâm khác đƣợc yêu cầu khi thực hiện công việc.
Điều kiện làm việc (Mức độ mạo hiểm và rủi ro): - Các điều kiện nhƣ: Ánh sáng, tiếng ồn, nồng độ bụi… - Độc hại ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời lao động.