1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo động lực cho ngƣời lao động
1.6.4. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Pháp luật của chính phủ
Luật lao động là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Luật pháp càng nghiêm minh và có hiệu lực càng cao thì ngƣời lao động sẽ càng yên tâm làm việc vì quyền lợi của họ đƣợc pháp luật bảo vệ, họ không sợ bị giới chủ bóc lột sức lao động, bắt ép vô lý từ đó tạo ra động lực cho họ làm việc. Để làm đƣợc điều này, chính phủ và các cơ quan liên ngành phải không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng hiệu quả hơn.
Hệ thống phúc lợi xã hội
Hệ thống phúc lợi xã hội có vai trò đảm bảo và hỗ trợ một phần cuộc sống cho ngƣời lao động sau khi về hƣu hoặc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản... Khi hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của ngƣời lao động ngày càng đƣợc đảm bảo. Khi ngƣời lao động đƣợc đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào đối với cuộc sống sau khi về hƣu từ đó họ sẽ chú tâm hơn với công việc, làm việc có động lực và đạt hiệu quả cao hơn.
Các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc
Ở những nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Mỹ thì chủ nghĩa cá nhân đƣợc đề cao, các cá nhân trƣớc hết là quan tâm đến lợi ích của chính bản thân mình trƣớc rồi mới đến những ngƣời thân thiết. Họ coi trọng sự cố gắng phấn đấu của chính bản thân, muốn khẳng định mình bằng chính năng lực, do đó sự liên kết và tính tập thể trong lao động không cao. Trong khi đó ở phƣơng Đông, con ngƣời lại có xu hƣớng đề cao tinh thần tập thể, mong muốn sự hợp tác, liên kết, hỗ trợ, che chở lẫn nhau. Sự khác biệt này có ảnh hƣởng đến tinh thần và thái độ làm việc của ngƣời lao động. Do đó, khi xây dựng chính sách quản lý nguồn nhân lực cần phải quan tâm đến khía cạnh giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc.
CHƢƠNG 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU