Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐHCNHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 65)

2.1. Một số đặc điểm của trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội ảnh hƣởng

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐHCNHN

ĐHCNHN

2.1.2.1. Chức năng

Trƣờng ĐHCN HN có chức năng tổ chức đào tạo đại học, sau đại học và các trình độ khác thuộc các ngành: Cơ khí, Động lực, Điện, Điện tử, Công nghiệp thực phẩm, Hóa, May thời trang, Công nghệ thông tin, Kế toán - Kiểm toán, Quản lý kinh doanh, Ngoại ngữ, Sinh học, Môi trƣờng, Khách sạn du lịch và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật; là cơ sở nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất - kinh doanh của ngành Công Thƣơng và sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

a) Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo đại học, sau đại học và các trình độ thấp hơn. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục quy định;

b) Xây dựng chƣơng trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề Trƣờng đƣợc phép đào tạo theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của pháp luật;

d) Xây dựng, đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên của Trƣờng đảm bảo đủ về số lƣợng, cân đối về cơ cấu, trình độ đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nƣớc;

đ) Nghiên cứu, triển khai các nghiên cứu khoa học - công nghệ; thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất để nâng cao chất lƣợng đào tạo theo yêu cầu phát triển của ngành Công Thƣơng và sự phát triển kinh tế - xã hội;

e) Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực nghiệm sản xuất, sản xuất - kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo;

g) Tƣ vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm. Tham gia đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động, tổ chức du học cho sinh viên, học sinh và các đơn vị có nhu cầu theo quy định của pháp luật;

h) Tự đánh giá chất lƣợng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lƣợng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm

bảo chất lƣợng của Trƣờng; tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng và không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng;

i) Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức in, xuất bản các tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật;

k) Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật;

l) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản và các nguồn vốn theo quy định của pháp luật;

m) Quản lý tổ chức, biên chế theo quy định của Bộ Công Thƣơng; n) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong Trƣờng, bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia, xây dựng và thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toàn lao động;

p) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Trƣờng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ; thực hiện chế độ thông tin báo cáo, thống kê kết quả hoạt động đào tạo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định;

q) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Trƣờng, bao gồm: Ban Giám hiệu, và 37 đơn vị đầu mối gồm: 8 Phòng, 15 Khoa, 13 Trung tâm và 01 Doanh nghiệp trực thuộc Trƣờng.

- Khối phòng, trung tâm chức năng: Gồm 08 phòng, 06 trung tâm chuyên môn, nghiệp vụ giúp Giám hiệu trong việc quản lý, điều hành và phục vụ công việc chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc quy định.

- Khối khoa, trung tâm đào tạo: Gồm 15 khoa và 7 trung tâm đào tạo, giúp Giám hiệu trong việc quản lý, tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ liên quan đến lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc quy định.

- Công ty TNHHMTV Đào tạo và Cung ứng nhân lực(Letco): Thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động và chuyên gia làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, dịch vụ khoa học - công nghệ, thực nghiệm sản xuất, sản xuất - kinh doanh.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Trƣờng ĐHCN HN

2.1.2.4. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu của Trường ĐHCN HN a) Hoạt động đào tạo

Quy mô đào tạo hiện nay trên 40.000 học sinh - sinh viên và học viên sau đại học với đa ngành nghề và nhiều cấp trình độ: Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, đào tạo

ngắn hạn, đào tạo liên thông giữa các cấp trình độ, hợp tác đào tạo với nhiều nƣớc trên thế giới.

Bảng 2.1: Kết quả tuyển sinh của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội Năm học 2013 - 2014 Năm học 2013 - 2014

Hệ đào tạo Kế hoạch Thực hiện Tỉ lệ%

A.Đại học Hệ chính quy 4900 4951 101,04 Liên thông CĐ- ĐH 1800 1775 98,61 Liên thông TCCN- ĐH 300 268 89,33 Vừa làm vừa học 300 233 77,66 Liên thông CĐ-ĐH VLVH 1500 107 7,13 Liên thôngTCCN-ĐHVLVH 1000 320 32,00 Hợp tác quốc tế 40 16 40,00 B.Cao đẳng Hệ chính quy 4700 4089 87,00 C.Trung cấp CN 600 416 69,33 D. Đào tạo nghề Cao đẳng nghề 1300 839 64,53 Trung cấp nghề 500 49 9,80 E. Đào tạo thạc sỹ 240 216 90,00

Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Quy mô đào tạo của nhà trƣờng ngày một tăng (năm 2000 là 4000 HS-SV đến nay là trên 40.000 HS-SV (tính tất cả các trình độ, loại hình đào tạo). Bên cạnh đó nhà trƣờng cũng có chính sách tăng cƣờng, mở rộng các loại hình đào tạo mới, các chƣơng trình hợp tác quốc tế. Dự kiến quy mô đào tạo của nhà trƣờng sẽ tăng lên trong vài năm tới. Điều này sẽ dẫn đến xu thế

phải tăng lƣợng cán bộ giảng dạy để đảm bảo chất lƣợng đào tạo. Hiện nay nhà trƣờng về mặt cơ bản thì có đủ lƣợng giảng viên cơ hữu để thực hiện chƣơng trình đào tạo và nghiên cứu khoa học nhƣng chúng ta chƣa đề ra quy định tỷ lệ ngƣời học/1giảng viên do đặc điểm trƣờng là trƣờng cao đẳng nâng cấp thành trƣờng đại học nên nhà trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc để có số lƣợng giảng dạy tƣơng ứng với số lƣợng sinh viên

b) Hoạt động nghiên cứu khoa học

Xác định nghiên cứu khoa học và ứng dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết đối với một trƣờng đại học, vì vậy nhà trƣờng đã có nhiều biện pháp động viên, khuyến khích công chức, giảng viên và ngƣời lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nghiệp vụ và tham gia nghiên cứu khoa học. Nhiều nghiên cứu nghiên cứu cấp Bộ, cấp trƣờng, nhiều sáng kiến cải tiến đƣợc nghiệm thu đƣa vào áp dụng đã đem lại hiệu quả thiết thực. Số lƣợng nghiên cứu nghiên cứu khoa học đều tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2010 đã thực hiện 03 nghiên cứu cấp Bộ, 20 nghiên cứu cấp trƣờng thì đến năm 2013 đã thực 42 nghiên cứu cấp trƣờng, 5 nghiên cứu, dự án cấp Tỉnh, Bộ với kinh phí 4,1 tỷ đồng. Năm 2014, nhà trƣờng đang thực hiện 43 nghiên cứu, đề án cấp trƣờng, 3 nghiên cứu, dự án cấp Tỉnh, Bộ, 03 nghiên cứu, dự án cấp Nhà nƣớc với kinh phí 9,6 tỷ đồng.

Số lƣợng nghiên cứu đƣợc nghiệm thu của đội ngũ giảng viên đã tăng. Điều này cho thấy đội ngũ giảng viên đã tích cực tham gia NCKH hơn, số lƣợng tham gia đông đảo hơn. Hoạt động NCKH và phát triển công nghệ của nhà trƣờng trong các năm gần đây đƣợc triển khai có kế hoạch, đánh giá, nghiệm thu nghiêm túc, đúng hạn. Tuy vậy so với yêu cầu phát triển của nhà trƣờng về NCKH thì đội ngũ giảng viên có phần chƣa đáp ứng đƣợc yêu

phát triển công nghệ. Một số nghiên cứu còn nặng nề về khoa học cơ bản, hạn chế về mặt triển khai ứng dụng. Do thiếu giảng viên dẫn đến sự quá tải về giảng dạy ở một số khoa cũng là điều bất cập trong hoạt động NCKH.

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giảng viên của trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)