2.1. Một số đặc điểm của trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội ảnh hƣởng
2.2.1. Khái quát về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên Trường
viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
2.2.1.1. Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên của trường
g đã đề ra mục tiêu quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ của nhà trƣờng đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ giỏi có khả năng giảng dạy mọi cấp trình độ. Khẩn trƣơng đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ CBGD để một mặt giảm tỷ lệ SV/GV mặt khác chuẩn bị lực lƣợng đón đầu sự phát triển của GDĐH trong những năm tới. Tầm nhìn đến năm 2020 Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ trở thành cơ sở giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế trí thức, đẳng cấp khu vực, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trƣờng Đại học trên thế giới
* Nhà trƣờng cũng chủ trƣơng nghiên cứu các chính sách động viên, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ PVGD, tạo nên và duy trì tỷ lệ hợp lý về số lƣợng giảng viên giữa các ngạch, đặc biệt là giữa ngạch CBGD và PVGD, với các chỉ số thực hiện nhƣ ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Chỉ tiêu thực hiện phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2020 trƣờng ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2020
Tỉ lệ SV/GV ≤ 15
CBGD có trình độ tiến sỹ 50%
Tuổi đời bình quân đội ngũ CBGD 35
Tỷ lệ CBGD/PVGD/HCSN 6/2/1
* Xây dựng chế độ ƣu tiên hợp lý nhằm khuyến khích các cán bộ trẻ về làm việc tại trƣờng để bổ sung vào nguồn CBGD đang ngày càng thiếu hụt và tiếp tục đào tạo trong và ngoài nƣớc.
* Duy trì tốt các quy định về quy chế tuyển dụng, quy trình tuyển dụng,kèm cặp, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cán bộ. Trƣớc mỗi kỳ tuyển dụng lập kế hoạch tuyển dụng cho từng đơn vị, trong đó nêu rõ số lƣợng cán bộ cần tuyển dụng, tuyển dụng vào lĩnh vực nào, thuộc lứa tuổi nào, sắp xếp vào công việc gì. Đảm bảo 100% CBGD Đại học khi bắt đầu lên lớp có trình độ từ Thạc sỹ trở lên, về ngoại ngữ, tin học, quản lý GDĐH, phƣơng pháp sƣ phạm đều đáp ứng các quy định của bộ GD&ĐT.
* Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ kế cận và chiến lƣợc sử dụng cán bộ: có kế hoạch kèm cặp và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ trẻ để lực lƣợng này nhanh chóng trƣờng thành, có thể kế tục đƣợc đội ngũ cán bộ có trình độ cao ngày càng thiếu hụt.
* Tận dụng mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngày càng có nhiều cán bộ đi tu nghiệp, nâng cao trình độ ở các địa chỉ có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
- Ký hợp đồng với một số GS, PGS, CBGD có trình độ cao sau khi nghỉ hƣu tiếp tục giúp nhà trƣờng trong những mảng công việc cần thiết nhằm duy trì tiềm lực đào tạo, NCKH-CGCN của trƣờng
- Mời và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ KHCN có trình độ cao , có kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc tại các Viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và các nhà khoa học Việt Nam ở nƣớc ngoài tham gia giảng dạy tại trƣờng
* Bồi dƣỡng tiếng Anh cho CBGV phục vụ hội nhập quốc tế : Việc đi đào tạo, bồi dƣỡng Tiếng Anh vừa có tính chất tự nguyện , vừa có tính chất
bắt buộc, trƣờng sẽ giao chỉ tiêu hàng năm cho các đơn vị để cử ngƣời đi học.
Theo thống kê đến ngày 31/12/2014 tổng số công chức, giảng viên và ngƣời lao động của Trƣờng 1806 ngƣời.
- Về cơ cấu công chức, giảng viên
+ Giảng viên chính chính và tƣơng đƣơng: 41 ngƣời, chiếm tỷ lệ 2,27%; + Giảng viên và tƣơng đƣơng: 1547 ngƣời, chiếm tỷ lệ 93,3%;
+ Cán sự và tƣơng đƣơng: 26 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,44%; + Nhân viên: 54 ngƣời, chiếm tỷ lệ 2,99%.
Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng CBGD và số lƣợng HS-SV của trƣờng ĐHCNHN năm học 2014
Năm học Số lƣợng CBGD Số lƣợng HS-SV Tỷ lệ HS-SV/GV
2014 1588 40000 25.1
Bảng 2.4. Số liệu tham khảo về số lƣợng CBGD của trƣờng ĐH Bách khoa HN, ĐH Xây dựng và ĐH Thủy Lợi năm 2014
Trƣờng Số lƣợng CBGD Số lƣợng SV Tỷ lệ HS-SV/GV ĐH Bách khoaHN 1217 20.228 16.6 ĐH Xây dựng HN 619 11700 18.9 ĐH Thủy Lợi HN 390 11250 23
(nguồn website chính thức của ĐH Bách khoa HN, ĐH Xây dựng và ĐH Thủy Lợi)
So sánh với các trƣờng ĐH kỹ thuật nhƣ ĐH Bách Khoa, ĐH Xây dựng và ĐH Thủy lợi thì chúng ta thấy chúng ta còn ở mức quá cao. Nguyên
nhân của thực trạng trên là việc chúng ta mở rộng “quy mô nhƣng không tính đến chất lƣợng nguồn lực”. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Ngọc Phú – Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục thì nguyên nhân chính dẫn đến số lƣợng giảng viên đại học thiếu trầm trọng nhƣ hiện nay là “do chúng ta không có chiến lược phát triển đội ngũ, không bổ sung kịp thời”. Điều này cho thấy, tính cấp bách cần có một chiến lƣợc đào tạo, tuyển dụng, bồi dƣỡng, sử dụng giảng viên đại học xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận sao cho số lƣợng CBGV luôn đáp ứng kịp thời với quy mô đào tạo, đảm bảo chất lƣợng đào tạo.
Hiện nay, tỷ lệ chung SV/GV trung bình của GD ĐHVN là 28. Tuy vậy, theo một khảo sát của Unesco (2007), tỷ lệ này ở các nƣớc phát triển trong khu vực Châu Á chỉ là khoảng 15SV/GV. Xa hơn nữa, ở Trường Đại học Princeton - Mỹ: Tỷ lệ giảng viên/sinh viên: 1/7. Để đạt đƣợc mục tiêu
phấn đấu là đƣa nhà trƣờng thành trƣờng ĐH có đẳng cấp khu vực, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trƣờng Đại học trên thế giới thì việc quan tâm phát tiển và đảm bảo số lƣợng giảng viên từng bƣớc giảm tỷ lệ SV/GV là nhiệm vụ cần luôn đƣợc quan tâm thực hiện
- Theo trình độ chuyên môn:
+ Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ: 04 ngƣời, chiếm tỷ lệ 0,22%; + Tiến sỹ: 75 ngƣời, chiếm tỷ lệ 4,15%;
+ Thạc sỹ: 1286 ngƣời, chiếm tỷ lệ 71,21%; + Đại học: 382 ngƣời, chiếm tỷ lệ 21,15%; + Cao đẳng: 6 ngƣời, chiếm tỷ lệ ,33%;
+ Trình độ khác: 53 ngƣời, chiếm tỷ lệ 2,99%.
Tiêu chí phát triển nguồn lực trong các trƣờng đại học đƣợc Bộ GD- ĐT xác định: “(i) tỷ lệ SV/GV của đại học không quá 20; (ii) đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ; đến năm 2020 có ít nhất 60%
mới đạt đƣợc. * Tổng số cán bộ giảng viên gần 1588 ngƣời, trong đó tổng số giảng viên, giáo viên là 1.588 ngƣời. Trên 75.58 % giảng viên, giáo viên có trình độ trên đại học (Thạc sỹ và Tiến sỹ ); 20 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ƣu tú.
Qua số liệu khảo sát cho thấy trình độ đội ngũ giáo viên nhà trƣờng đƣợc tăng tiến rõ rệt về mặt bằng kiến thức.
Bảng 2.5. So sánh trình độ chuyên môn CBDG của trƣờng ĐHBKHN, ĐH Xây dựng và ĐH Thủy lợi năm 2014
TT Phân loại Số lƣợng cán bộ ĐH Xây dựng ĐH Thủy Lợi ĐH BKHN 1 Tổng số CBGV 619 495 1257 2 Giáo sƣ 8 12 55 3 Phó Giáo sƣ 71 56 105 4 Tiến sỹ 205 121 520 5 Thạc sỹ 266 229 569 6 Kỹ sƣ 69 77 72 7 Tỷ lệ CBGV có trình độ từ thạc sỹ trở lên 89% 86% 91.2%
(Nguồn: website chính thức của ĐH Bách khoa HN, ĐH Xây dựng và ĐH Thủy Lợi)
Trình độ chuyên môn theo quy định của Luật giáo dục và theo yêu cầu chuẩn hóa, giáo viên phải có trình độ trên hoặc ngang cấp đào tạo thì đội ngũ giảng viên đã đạt đƣợc yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên số lƣợng của đội ngũ giảng viên hiện nay còn thiếu, cơ cấu giáo viên trong từng môn, từng chuyên ngành cũng nhƣ độ tuổi, thâm niên giảng dạy, thâm niên công tác cũng nhƣ
đội ngũ giáo viên kế cận chƣa phù hợp, sự bất cập này cần có giải pháp thích hợp đồng bộ để đảm bảo cho sự phát triển trong giáo dục và đào tạo của trƣờng.
Bên cạnh đó tỷ lệ giảng viên đạt trình độ thạc sỹ trở lên của trƣờng Đại học Công nghiệp còn thấp so với các trƣờng ĐH kỹ thuật khác nhƣ ĐH Xây dựng(89%), ĐH Thủy Lợi ( 66%) và đặc biệt là ĐH Bách Khoa HN (91.2%). Mặt khác, trƣờng còn chƣa có đội ngũ giảng viên đầu ngành là các giáo sƣ ( thuộc cơ hữu ).
- Theo trình độ lý luận chính trị:
+ Cao cấp và cử nhân: 125 ngƣời, chiếm tỷ lệ 7,15%; + Trung cấp: 68 ngƣời, chiếm tỷ lệ 3,89%;
- Trình độ tin học:
+ Đại học trở lên: 165 ngƣời, chiếm tỷ lệ 9,44%; + Chứng chỉ: 1524 ngƣời, chiếm tỷ lệ 81,30%;
- Trình độ ngoại ngữ:
+ Đại học trở lên: 245 ngƣời, chiếm tỷ lệ 14,01%; + Chứng chỉ: 1243 ngƣời, chiếm tỷ lệ 71,10%;
Đa số các giảng viên đều có trình độ ngoại ngữ, tin học nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ công tác nghiên cứu, trao đổi chuyên môn với các chuyên gia nƣớc ngoài hoặc tham dự các hội nghị khoa học quốc tế. Số lƣợng giảng viên có trình độ ngoại ngữ C còn khá hạn chế (khoảng 25%).
Đánh giá điểm mạnh: Đa số các giảng viên đang theo học đào tạo sau đại
học có độ tuổi khá trẻ và đƣợc đào tạo những chuyên ngành phù hợp với công tác nghiên cứu, giảng dạy tại trƣờng. Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên đƣợc lãnh đạo trƣờng tạo điều kiện không ngừng nâng cao, đa số đều có thể sử dụng tin học để hỗ trợ công tác nghiên cứu và giảng
Đa số cán bộ đều có khả năng tự chủ trong học thuật, có khả năng chủ trì các nghiên cứu nghiên cứu khoa học cấp trƣờng và một số đã chủ trì nghiên cứu cấp Bộ.
Những tồn tại: Đa số các giảng viên chƣa đủ trình độ ngoại ngữ chuyên ngành để đọc các tài liệu chuyên môn. Số lƣợng giáo sƣ, giảng viên cao cấp (số cơ hữu) hiện tại nhà trƣờng chƣa có.
Bảng 2.6.Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ CBGD trƣờng ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2014
Tổng số giảng viên (ngƣời) Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học
Biết Thành thạo Biết Thành thạo
Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1.588 1.119 70,5 468 29,5 1.198 75,4 390 24,6
(Nguồn: tác giả sưu tầm)
Nhìn chung, tỷ lệ thành thạo ngoại ngữ và tin học ở mức nhƣ trên là mức thấp. Giảng viên biết tin học thì nhiều nhƣng số giảng viên biết sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cho chuyên môn còn yếu. Chúng ta đều biết rằng mức độ thành thạo ngoại ngữ và tin học có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng nghiên cứu khoa học, tham khảo tài liệu và thiết kế bài giảng của giảng viên, cũng tức là có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng dạy học của họ. Thêm vào đó với xu hƣớng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhƣ hiện nay với sự ra đời của nhiều khóa học giảng dạy bằng tiếng nƣớc ngoài, nhà trƣờng cần thêm rất nhiều cán bộ có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ. Do đó, nâng cao khả năng ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ CBGD là một việc làm cần thực hiện khẩn trƣơng, thƣờng xuyên với số lƣợng đào tạo cán bộ đƣợc đào tạo ngày càng tăng.
- Theo giới tính:
+ Nam: 804 ngƣời, chiếm tỷ lệ 44,52%; + Nữ: 1002 ngƣời, chiếm tỷ lệ 55,48%.
- Dân tộc:
+ Dân tộc kinh: 1781 ngƣời, chiếm tỷ lệ 98,62%; + Dân tộc thiểu số khác: 25 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,38%.
- Theo độ tuổi:
+ Dƣới 30 tuổi: 491 ngƣời, chiếm tỷ lệ 27,19%; + Từ 30 đến 50 tuổi: 972 ngƣời, chiếm tỷ lệ 53,82%; + Từ 50 đến 60 tuổi: 343 ngƣời, chiếm tỷ lệ 18,99%.
Kinh nghiệm công tác là một trong những yếu tố quan trọng cần xét đến khi đánh giá khả năng giảng dạy của giảng viên. Thâm niên công tác cao thƣờng đi kèm với lƣợng kiến thức thực tế nhiều hơn, các kỹ năng cần thiết khi đứng lớp, khả năng xử lý tình huống cũng nhƣ việc nắm bắt tâm lý sinh viên đƣợc dễ dàng hơn. Từ đó mà chất lƣợng giảng dạy đƣợc nâng cao đáng kể.
Cụ thể như sau:
+ Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giáo viên:
Qua khảo sát cho thấy độ tuổi đội ngũ giáo viên Trƣờng ĐH Công nghiệp HN nhƣ sau: Dƣới 30 tuổi chiếm khoảng 27,19% tổng số giáo viên. Từ 31 đến 50 tuổi chiếm khoảng 53,82% tổng số giáo viên. Trên 50 tuổi chiếm khoảng 18,99% tổng số giáo viên.
Từ số liệu trên cho thấy số giảng viên độ tuổi dƣới 30 chỉ chiếm 27,19% tổng số giáo viên, đội ngũ này chủ yếu là những ngƣời mới tốt nghiệp trong những năm gần đây, họ trẻ, khoẻ, có kiến thức, ham học hỏi, nghiên cứu là lực lƣợng kế cận đội ngũ giáo viên của trƣờng trong tƣơng lai. Song ở học kinh
nghiệm giảng dạy vốn kinh nghiệm thực tế còn ít vì vậy cần phải có kế hoạch bồi dƣỡng.
Số giảng viên có tuổi đời từ 30 đến 40 chiếm 36%. Đây là đội ngũ giáo viên có sức khỏe tốt, có điều kiện để vƣơn lên, có khả năng phát triển, năng động, sáng tạo. Phần lớn trong độ tuổi này đƣợc đào tạo chính quy, có khả năng tiếp tục đào tạo để có trình độ học vấn trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Tuy nhiên kinh nghiệm giảng dạy chƣa nhiều, mặt khác sự tác động của cơ chế thị trƣờng tới đội ngũ này rất mạnh mẽ, họ có suy nghĩ, lựa chọn, xác định nghề nghiệp rất cao cần phải tiếp tục bồi dƣỡng và phát triển.
Đội ngũ giáo viên có tuổi đời từ 41 đến 50 chiếm 22,32% tổng số giáo viên. Đây là đội ngũ giáo viên đã đƣợc rèn luyện, thử thách, phần lớn trong số họ đã qua thử thách qua các thời kỳ, có kinh nghiệm thực tiễn cao, có ý thức, có kinh nghiệm chuyên môn có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, có uy tín và trách nhiệm cao và họ đang là lực lƣợng nòng cốt trong công tác giảng dạy của Nhà trƣờng.
Số giáo viên trên 50 tuổi chỉ chiếm 18,99% so với tổng số giáo viên hiện có điều này cho thấy đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm cao trong giảng dạy là quá ít.
+ Cơ cấu về thâm niên giảng dạy: Dƣới 5 năm chiếm khoảng 9% tổng số giáo viên. Từ 6 năm đến 10 năm chiếm khoảng 12% tổng số giáo viên. Từ 11 năm đến 15 năm chiếm khoảng 27% tống số giáo viên. Từ 16 năm đến 20 năm chiế khoảng 38% tống số giáo viên. Trên 20 năm chiếm khoảng 14% tổng số giáo viên.
Đánh giá điểm mạnh: Đội ngũ giảng viên dƣới 35 tuổi chiếm tỉ lệ rất cao khoảng 40% và tính bình quân số thâm niên công tác chuyên môn của đội ngũ giáo viên khoảng 16 năm
Những tồn tại: Trong khi quy mô của nhà trƣờng ngày càng đƣợc mở rộng tuy nhiên lực lƣợng giáo viên vẫn tăng chậm, chƣa tƣơng xứng với quy mô của nhà trƣờng dẫn đến tình trạng quá tải trong nhiều ngành đặc biệt là ngành kinh tế (85SV/1GV).
Đội ngũ cán bộ giảng viên của trƣờng đang đƣợc trẻ hóa, nhà trƣờng cần phải có biện pháp bồi dƣỡng, đảm bảo tính hợp lý về cơ cấu, tuổi đời và thâm niên công tác đồng thời có các chính sách phát triển để đội ngũ này có thể nhanh chóng trƣởng thành, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm từ thế hệ trƣớc, kế tục đội ngũ cán bộ trình độ cao có nhiều năm công tác.
* Kỹ năng trong nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại của đội ngũ CBGD:
Kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy hiện đại ngoài kiến thức chuyên ngành đòi hỏi giảng viên phải tích luỹ đƣợc các kiến thức về chƣơng trình đào tạo, kiến thức sƣ phạm.
Xu hƣớng đào tạo đại học hiện nay là đào tạo chuyên sâu kết hợp với cung cấp tƣ duy liên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực (đa văn hoá). Chính kiến thức