Tổng hợp kết quả lấy ý kiến từ HS-SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 76 - 82)

Chỉ tiêu Đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%) A. Về phẩm chất 1. Mức độ tận tình Rất tận tình Tận tình Không tận tình 30 110 20 18,85 68,65 12,5 2. Tác phong lên lớp Rất phù hợp Phù hợp Chƣa phù hợp 64 73 23 35,95 45,67 18,38 3. Xử lý vấn đề công bằng, hợp lý Công bằng Không công bằng Không có ý kiến 33 23 104 20,65 14,48 64,87 4. Luôn thẳng thắn, thừa

nhận khuyết điểm của bản thân, tiếp thu ý kiến của sinh viên Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý 26 46 88 16,32 28,95 54,73 B. Về kiến thức

1.Chuyên môn giảng dạy

Nắm vững Bình thƣờng Không nắm vững 94 57 9 53,83 35,43 10,74 2.Kinh nghiệm thực tế Phong phú Bình thƣờng Ít kinh nghiệm thực 33 78 49 20,76 48,89 30,35

tế

C. Kỹ năng giảng dạy

1.Khả năng truyền đạt Rất tốt Bình thƣờng Chƣa tốt 41 77 39 25,67 47,89 26,44 2.Khả năng cuốn hút sinh viên

vào bài giảng

Rất tốt Bình thƣờng Chƣa tốt 38 73 49 23,97 45,68 30,35 3. Khả năng sử dụng các

phƣơng tiện dạy học hợp lý, hiệu quả Rất tốt Bình thƣờng Chƣa tốt 17 62 81 10,89 38,94 49,83

3.Phƣơng pháp giảng dạy

Dễ hiểu Bình thƣờng Khó hiểu 49 73 38 30,67 45,55 23,78 (nguồn: tác giả sưu tầm)

Kết quả điều tra cho thấy về cơ bản đội ngũ giảng viên của trƣờng đƣợc đánh giá là nắm vững về kiến thức chuyên môn, có tác phong phù hợp và tận tình trong quá trình giảng dạy sinh viên. Vấn đề lớn nhất hiện nay đó là kinh nghiệm thực tế cũng nhƣ là kỹ năng giảng dạy, đặc biệt là khả năng truyền đạt và khả năng sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiệu quả trong quá trình tác nghiệp. Kết quả này đặt ra yêu cầu đối với nhà trƣờng cần có các chính sách, biện pháp hợp lý nhằm không ngừng nâng cao phƣơng pháp sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên của mình. Việc điều tra cũng cần thực hiện thƣờng xuyên, liên tục để nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề còn vƣớng mắc,

những điểm yếu cần khắc phục trong nỗ lực nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên.

2.2.2. Công tác nâng cao chất lƣợng giảng viên

Để đánh giá hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên, nhà trƣờng đã thành lập Trung tâm quản lý chất lƣợng. Trung tâm quản lý chất lƣợng kết hợp với ban thanh tra của trƣờng, cùng với các bộ môn, khoa, trung tâm đã tổ chức các đợt dự giờ của giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, trung bình mỗi giảng viên trẻ đƣợc dự giờ một lần/năm, có nhiều giảng viên đƣợc dự hai lần. Các đợt dự giờ đƣợc thực hiện liên tục trong nhiều học kỳ và dự đƣợc nhiều CBGD của hầu hết các khoa, trung tâm. Sau các đợt triển khai đánh giá hoạt động giảng dạy đã cho thấy có tác dụng tốt cho các giảng viên, nhất là giảng viên trẻ trong quá trình phấn đấu trở thành giảng viên giỏi về chuyên môn cũng nhƣ kỹ năng sƣ phạm. Tuy vậy, nhà trƣờng cũng không dự đƣợc tất cả các giảng viên của trƣờng mà ƣu tiên dự giờ của các cán bộ trẻ để giúp cho cán bộ quản lý của các khoa, trung tâm việc luôn có kế hoạch bồi dƣỡng cho giảng viên trẻ mau chóng kế tục đƣợc các thế hệ đàn anh. . Khi hết tập sự của cán bộ giảng dạy trẻ, nhà trƣờng thành lập hội đồng xét duyệt thông qua buổi giảng thử của giảng viên

Một số bộ môn, khoa đã thực hiện khảo sát ý kiến ngƣời học về đánh giá phƣơng pháp giảng dạy. Ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên đƣợc đoàn thanh niên triển khai và khoa Quản lý kinh doanh thực hiện nhiều lần. Tuy vậy việc lấy ý kiến phản hồi của SV về giảng dạy của giảng viên chƣa đƣợc triển khai đồng bộ ở tất cả các CBGD trong trƣờng. Một số khoa, trung tâm, bộ môn đã thay đổi phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của ngƣời học nhƣ dùng phƣơng pháp trắc nghiệm, vấn đáp. Việc áp dụng các phƣơng pháp đánh giá hoạt động giảng dạy đã có tác

cƣơng lên lớp, chuẩn bị bài giảng, đánh giá kết quả học tập của SV...và đƣợc đƣa vào bình xét thi đua cá nhân và đơn vị.

Bên cạnh đó, công tác đánh giá chất lƣợng của giảng viên hiện còn do Phòng đào tạo của trƣờng phối hợp đảm nhiệm. Đối với hoạt động đánh giá giảng viên, trung tâm đã thành lập một nhóm chuyên trách bao gồm các cán bộ của phòng tổ chức hành chính, cán bộ phòng Đào tạo, cán bộ ban thanh tra. Hoạt động của nhóm bao gồm các hoạt động tổ chức thu nhập và phân tích minh chứng, đƣa ra kết luận về thực trạng chất lƣợng giảng dạy để từ đó có các biện pháp đào tạo, phát triển phù hợp. Cụ thể nhóm để đánh giá chất lƣợng đội ngũ giảng viên nhóm đã có những hoạt động nhƣ sau :

- Thống kê hàng năm học vị, chức danh đội ngũ giảng viên

- Thống kê hàng năm tuổi đời, thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên - Thống kê hàng năm trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên - Thực hiện việc dự giờ giảng, nhất là dự giờ của các cán bộ trẻ, cán bộ đang trong thời kỳ tập sự, kết quả đánh giá ghi lại theo phiếu dự giờ giảng (phụ lục 2)

- Thực hiện thu thập lấy ý kiến sinh viên theo mẫu phiếu thu thập thông tin dạy học (phụ lục 3)

Quá trình đánh giá này đƣợc thực hiện định kỳ hàng năm tuy nhiên kết quả sau khi thu thập lại chƣa có báo cáo định kỳ và thống kê đầy đủ. Các mẫu phiếu xin ý kiến chỉ là mẫu phiếu lấy ý kiến chung về chất lƣợng đào tạo, chƣa có mẫu cụ thể để đánh giá giảng viên.

Nhà trƣờng có kế hoạch và phƣơng pháp đánh giá hợp lí các hoạt động giảng dạy của giáo viên, chú trọng việc triển khai đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của ngƣời học

Cùng với việc tổ chức đào tạo nhà trƣờng đã đề ra những quy định về kiểm tra, thanh tra giáo dục nhằm theo dõi việc thực hiện các văn bản

pháp quy về công tác đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tổng cục dạy nghề, Bộ Công thƣơng... Kiểm tra giám sát việc thực hiện lịch trình giảng dạy, kiểm tra bài giảng, kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp, thời khoá biểu của giảng viên, kiểm tra việc thực hiện thi kết thúc học phần (Đề thi, lịch thi...), kiểm tra những điều kiện giảng dạy để đảm bảo chất lƣợng tiếp thu bài giảng của sinh viên (Bảng phấn, chữ viết bảng, các phƣơng pháp giảng dạy bằng đèn chiếu, ánh sáng...)

Hằng năm Hội đồng thi đua khen thƣởng của nhà trƣờng đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy của từng giảng viên dựa trên các tiêu chí đã đề ra và rà soát lại những mặt còn hạn chế. Trong những năm gần đây trƣờng ĐH Công nghiệp HN đã nỗ lực rất lớn trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nội dung đƣợc thay đổi rất nhiều theo hƣớng hội nhập với nền khoa học tiên tiến, phƣơng tiện giảng dạy đƣợc hiện đại hoá.

Cụ thể như sau:

Để quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, Nhà trƣờng sử dụng các quy định về biểu mẫu sổ sách dùng để theo dõi quá trình giảng dạy gồm: - Hệ thống biểu mẫu sổ sách tổ chức quá trình dạy học:

+ Kế hoạch đào tạo từng khoá học theo từng ngành nghề đào tạo. + Tiến độ giảng dạy trong năm học của từng lớp.

+ Kế hoạch giáo viên: Kế hoạch giảng dạy và các hoạt động khác của từng giáo viên.

+ Kế hoạch sử dụng các trang thiết bị dạy-học (Tổng hợp từ kế hoạch môn học của các lớp).

+ Lịch giảng dạy môn học: Nội dung, chƣơng trình môn học, thời gian thực hiện, các công tác chuẩn bị cho giảng dạy môn học.

+ Giáo án thực hành: Kế hoạch lên lớp thực hiện bài giảng của giáo viên thực hành.

- Hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo dõi quá trình kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo:

+ Sổ tay giáo viên lý thuyết: Để theo dõi quá trình lên lớp và kết quả học tập của học sinh các lớp đƣợc phân công cho giáo viên giảng dạy.

+ Sổ tay giáo viên thực hành: Để theo dõi tình hình lên lớp và kết quả thực tập, rèn luyện tay nghề mỗi học sinh tronh lớp đƣợc phân công phụ trách.

+ Phiếu dự giờ: Dùng để ghi chép các nhận xét, góp ý cho giáo viên khi đến dự giờ giảng đƣợc khoa, tổ bộ môn lƣu trữ cho từng giáo viên theo thứ tự thời gian.

+ Kết quả thi, kiểm tra: Là bản xác nhận kết quả học tập của từng học sinh trong mỗi môn học đã đƣợc thông qua giáo viên, khoa, trung tâm và phòng đào tạo trong đó, ghi rõ các điểm theo hệ số, điểm trung bình môn học (TBMH), điểm thi kiểm tra hết môn và điểm tổng kết môn học (TKMH).

+ Sổ lên lớp hàng ngày: Dùng cho giảng dạy lý thuyết hay hƣớng dẫn thực hành trên lớp. Trong đó, thể hiện các nội dung theo dõi trong quá trình đào tạo nhƣ: Danh sách giáo viên giảng dạy các lớp, thời khoá biểu của các lớp theo từng giai đoạn, phần ghi nội dung và kết quả kiểm tra tình hình dạy học, điểm danh học sinh-sinh viên trong mỗi buổi lên lớp, tóm tắt nội dung bài giảng, kết quả học tập của từng môn học, xếp loại đạo đức của từng học sinh theo từng giai đoạn...

+ Phiếu theo dõi đánh giá kết quả thi kiểm tra hết môn, điểm tổng kết của từng môn học có chữ kí xác nhận của giáo viên bộ môn. Có đánh giá nhận xét chung về học tập, rèn luyện đạo đức và kết quả xét lên lớp của học sinh đó trong năm học có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm. Trang cuối sổ là

phần ghi kết quả thi tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp có xác nhận của hiệu trƣởng.

+ Thẻ học sinh - sinh viên: Giúp học sinh, sinh viên có cơ sở để liên hệ các Phòng, Khoa, Trung tâm trong trƣờng nhƣ Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Trung tâm thƣ viện ...

+ Sổ đăng kí học sinh (sổ danh bạ học sinh): Ghi trích ngang học sinh khi vào học và kết quả học tập trong toàn khoá của học sinh

+ Bằng tốt nghiệp, sổ phát bằng: theo dõi việc phát bằng cho học sinh tốt ra trƣờng theo các hệ, ngành đào tạo khác nhau.

Kết quả là:

+ Các giáo viên yêu nghề, tận tâm với nghề nghiệp, giảng dạy luôn thích ứng với triết lý và mục tiêu của nhà trƣờng là “dạy những cái ngƣời học cần chứ không dạy những cái mình có”.

+ Phong trào thi đua học tốt đƣợc phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả. Các giờ giảng đều sử dụng đồ dùng dạy học nhƣ máy và phim đèn chiếu, mô hình học cụ, quy trình bản vẽ sẵn vv....nên hiệu quả các giờ giảng dạy ngày càng tăng. + Kết quả hội giảng của nhà trƣờng qua các năm học đều đƣợc các cấp Sở, Bộ đánh giá có chất lƣợng cao và đƣợc thể hiện qua bảng 2.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)