CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
- Mục tiêu: Thu thập dữ liệu của Công ty về thực trạng công tác quản lý vật tƣ (Các văn bản pháp lý do Tập đoàn hoặc Công ty ban hành liên quan đến công tác quản lý vật tƣ, chứng từ xuất nhập kho vật tƣ, hợp đồng kinh tế có liên quan…); Dữ liệu của các cơ quan thống kê (tình hình phát triển kinh tế đất nƣớc …); Các kết quả nghiên cứu của các tác giả (các bài báo, giáo trình …) để xây dựng khung lý thuyết.
- Các thức thực hiện: Các số liệu này đƣợc thu thập qua các nguồn sau:
Cơ sở lý luận: Các lý luận về quản lý vật tƣ, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vật tƣ và tiêu chí đánh giá quản lý … đƣợc thu thập từ sách giáo trình và tài liệu tham khảo.
Thông tin về tình hình hoạt động của Công ty nhƣ: Thực trạng lao động, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn đƣợc thu thập qua các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết cuối năm, báo cáo thƣờng niên của Công ty.
- Loại nguồn dữ liệu: Số liệu phù hợp đƣợc phân tích đã đƣợc Công ty công bố từ các phòng chức năng nhƣ phòng Kế hoạch -Vật tƣ, phòng Tài chính kế toán,…
Tất cả các tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận văn dùng dƣới hình thức kế thừa nên tác giả chỉ trích nguồn và phân tích nhƣng không chứng minh.
2.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Cách thức thực hiện: Phƣơng pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong đó bao gồm cả đối tƣợng là lãnh đạo,
quản lý tại Công ty, phòng ban trong Công ty.
Mục đích phỏng vấn nhằm lấy ý kiến của đối tƣợng lãnh đạo, quản lý, nhân viên tại Công ty về vấn đề liên quan đến công tác quản lý vật tƣ.
Hình thức: Phỏng vấn qua thƣ điện tử: gửi câu hỏi cho đối tƣợng cần phỏng vấn và đề nghị họ trả lời và gửi lại; Phỏng vấn qua điện thoại: Trao đổi trực tiếp với đối tƣợng cần phỏng vấn qua các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn; Phỏng vấn trực tiếp: đối với một số vấn đề nhạy cảm và muốn thăm dò ý kiến đối tƣợng tác giả sẽ trực tiếp
hẹn gặp phỏng vấn sau giờ làm việc với các câu hỏi ngắn gọn và súc tích, đảm bảo mục đích mình đạt đƣợc qua buổi phỏng vấn.
Đối tượng phỏng vấn:
- Giám đốc Công ty;
- Trƣởng phòng Kế hoạch - Vật tƣ; - Kế toán vật tƣ;
- Thủ kho;
- Quản đốc phân xƣởng;
Câu hỏi phỏng vấn gợi ý:
1. Ông/bà có thấy rằng việc xác định nhu cầu và lập kế hoạch vật tƣ là cần thiết không?
2. Theo Ông/bà việc thực hiện mua sắm vật tƣ tại Công ty có cần thay đổi nội dung gì không?
3. Theo Ông/bà khâu tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản dự trữ vật tƣ cần lƣu ý điểm gì không?
4. Theo Ông/ bà công tác cấp phát, hạch toán, theo dõi vật tƣ đƣợc tiến hành kịp thời và chính xác không?
5. Theo Ông/bà Công ty đã có đánh giá tình hình sử dụng vật tƣ và quyết toán vật tƣ chƣa?
6. Theo Ông/bà nhân tố nào là quan trọng ảnh hƣởng đến quản lý vật tƣ của Công ty.
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu đƣợc xử lý bằng phần mềm exel.
Thống kê mô tả đƣợc tác giả dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc, cùng với những hình và đồ thị tạo nền tảng cho những phân tích định lƣợng về số liệu để phản ánh một cách tổng quát thực trạng quy trình quản lý vật tƣ tại Công ty.
Trong luận văn tác giả dùng thống kê mô tả công tác quản lý vật tƣ của Công ty trong những năm gần đây nhằm nắm đƣợc những kết quả cũng nhƣ những hạn chế của từng bƣớc trong quy trình mà Công ty đang áp dụng. Từ những đánh giá về quy trình quản lý vật tƣ mà Công ty đang áp dụng sẽ giúp cho tác giả đƣa ra đƣợc những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tƣ, mang lại hiệu quả cho Công ty.
Luận văn sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê đƣợc cung cấp từ các báo cáo của Công ty, các chƣơng trình quản lý vật tƣ đã thực hiện, tạp chí, tài liệu thống kê, websites Công ty … các tài liệu này đƣợc tác giả tập hợp và mô tả nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý vật tƣ tại Công ty trong thời gian qua.
2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp phân tích
Ngoài những tài liệu đƣợc cung cấp từ các cơ quan có liên quan, các tài liệu thứ cấp khác đƣợc tác giả thu thập từ các tài liệu, báo cáo đã đƣợc xuất bản trên các tạp chí, sách báo, internet … kế thừa các nghiên cứu liên quan khác đã đƣợc công bố để phân tích so sánh đƣa ra các ý kiến, nhận định về đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý vật tƣ tại Công ty cho nghiên cứu này, đồng thời dựa vào các số liệu thu thập và phân tích nhằm bổ sung và hoàn thiện các nhận định.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VẬT TƯ CỦA CÔNG TY THAN UÔNG BÍ