Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH thành an hà nội (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là thông tin do chính ngƣời nghiên cứu thu thập. Có nhiều phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp. Trong đó tác giả lựa chọn 2 phƣơng pháp sau:

- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi (phƣơng pháp ăng két) là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nào đó.

Tác giả thiết kế phiếu khảo sát về chất lƣợng nhân sự đƣợc tuyển dụng vào Công ty TNHH Thành An – Hà Nội trong giai đoạn 2013 – 2015, trong đó có 100 phiếu dành cho CBCNV tại các vị trí khác nhau của công ty. Địa điểm khảo sát là Hội sở chính Hà Nội. Số lƣợng cán bộ công nhân viên tại Hội sở chính Hà Nội là khoảng 130 ngƣời, tuy nhiên trong thời điểm khảo sát, sẽ có những ngƣời bận công việc hoặc không thể tham gia đƣợc, nên số lƣợng phiếu khảo sát là 100 là con số hợp lý. Các câu hỏi gồm cả câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là có thể điều tra đƣợc trên diện rộng về mặt địa lý, một số lƣợng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn, dễ khái quát vấn đề vì phƣơng pháp này cho phép làm theo số đông, càng đông càng dễ khái quát, đơn giản về thiết bị và dễ sử dụng và mang tính chủ động cao. Tuy nhiên phƣơng pháp này tiếp cận nghiên cứu tâm lý con ngƣời dƣới góc độ nhận thức luận, tức là thông qua câu trả lời để suy ra về mặt tâm lý cho nên nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả nghiên cứu

- Phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp:

Phƣơng pháp này dựa vào sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngƣời đi phỏng vấn và đối tƣợng phỏng vấn. Phƣơng pháp phỏng vấn ngày càng trở nên phổ biến và là phƣơng tiện thuận tiện để thu thập thông tin.

Tác giả tiến hành việc phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng đƣợc điều tra theo một bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn. Đối với trƣờng hợp này, tác giả lựa chọn phỏng vấn tổng giám đốc, phó giám đốc và giám đốc nhân sự. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là do gặp mặt trực tiếp nên tác giả có thể thuyết phục đối tƣợng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tƣợng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trƣớc khi ghi vào phiếu điều tra. Tuy nhiên chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt, phƣơng pháp này gặp khó khăn do những đối tƣợng đƣợc hỏi đều là những ngƣời bận rộn, rất khó sắp xếp thời gian, cũng nhƣ nhiều câu hỏi không đƣợc trả lời rõ ràng, do ảnh hƣởng đến bí mật phát triển của công ty.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích khác nhau. Đây là nguồn dữ liệu sẵn có, dễ tiếp cận với ƣu điểm là tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên dữ liệu này thƣờng có độ trễ, đồng thời đã qua xử lý nên khó đánh giá đƣợc mức độ chính xác và mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.

Tiến trình thu thập dữ liệu thứ cấp có hiệu quả đƣợc sắp xếp theo hình sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ về tiến trình thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp gồm có dữ liệu thứ cấp bên trong và dữ liệu thứ cấp bên ngoài. Dữ liệu thứ cấp cần đảm bảo tính thời sự, tính chính xác, và tính cụ thể.

Do đó tác giả đã lựa chọn rất kỹ các dữ liệu thứ cấp có giá trị để nghiên cứu. Điển hình là tài liệu báo cáo Công ty, các quy chế về lao động, tiền lƣơng, tạp chí, tài liệu thống kế của Công ty TNHH Thành An – Hà Nội.

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp thống kê:

Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng, Trong đó tác giả lựa chọn những kỹ thuật sau.

Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

Phương pháp phân tích, so sánh: Dựa trên những tài liệu thu thập đƣợc, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng và so sánh hiệu quả việc thực hiện quy trình tuyển dụng, xem xét hiệu quả tuyển dụng. Từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các nhƣợc điểm của quy trình tuyển dụng hiện hành tại Công ty TNHH Thành An – Hà Nội, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tuyển dụng tại công ty.

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH AN – HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH thành an hà nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)