1.3. Những nội dung cơ bản của công tác đào tạo NS
1.3.8. Ngân sách cho đào tạo
Trƣớc khi thực hiện đào tạo, chúng ta cần phải tiến hành dự tính chi phí cho đào tạo để từ đó có căn cứ vào tình hình tài chính của DN quyết định hình thức đào tạo cho phù hợp. Ngoài ra, dự tính chi phí đào tạo cũng là căn cứ để đánh giá hiệu quả đào tạo sau này.
Chi phí đào tạo là toàn bộ những chi phí diễn ra trong quá trình ngƣời lao động tham gia khóa học và những chi phí khác liên quan đến quá trình đào tạo. Các chi phí này bao gồm: chi phí thuê giáo viên, thuê cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, chi phí về dụng cụ học tập của học viên, chi phí về lƣơng của ngƣời lao động khi đi học. Ngoài ra, còn có chi phí cơ hội và khoản chi phí bỏ lỡ cho học viên khi không tham gia lao động.
Vấn đề đặt ra là phải tiết kiệm chi phí đào tạo ra sao, để vừa đảm bảo hiệu quả đào tạo vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cho DN ? Trong thực tế, các DN
thƣờng rất dễ tính toán các khoản chi phí trong đào tạo, nhƣng lại rất khó xác định đƣợc hiệu quả, lợi ích do đào tạo mang lại, nhất là đối với các khóa đào tạo để bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản trị. Đây cũng là lý do chính khiến không ít DN ngần ngại trong việc đầu tƣ vào việc đào tạo và phát triển lực lƣợng lao động, nguồn nhân sự của DN; mà thƣờng có khuynh hƣớng tuyển dụng các nhân viên đã đƣợc đào tạo s n, tức là đã có đủ năng lực, chuyên môn cho yêu cầu công việc của DN. Cho nên trên thị trƣờng lao động thực tế, đã có những DN cạnh tranh rút chất xám hoặc các nhân sự giỏi, có chất lƣợng của nhau, thay vì có kế hoạch chủ động đào tạo, phát triển nhân viên tại chỗ.