Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đào tạo nhân sự tại Tổng Công ty mạng lưới Viettel (Trang 49 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu

Với những thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc tác giả đã sàng lọc, lựa chọn những thông tin phù hợp, xác nhận lại thông tin chính xác,và thông qua những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá chất lƣợng tín dụng, luận văn đã đi sâu phân tích các số liệu, đƣa ra các giải thích, cũng nhƣ đƣa ra những nguyên nhân của các chỉ tiêu ở từng thời kỳ khác nhau để có một cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động đào tạo nhân sự doanh nghiệp. Từ đó rút ra nhận xét và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn Tổng Công ty mạng lƣới Viettel.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Trong luận văn, phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số về đào tạo gồm chƣơng trinh, số lƣợng lớp, số lƣợng nhân sự đƣợc đào tạo hay dự nguồn để đào tạo. Khi so sánh thƣờng đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết đƣợc mức độ biến động của các đối tƣợng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đƣa ra các nhận xét kết luận. Hai phƣơng pháp so sánh chủ yếu đƣợc sử dụng:

- Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: đƣợc thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1 – Y0

Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trƣớc

Y1: chỉ tiêu năm sau

Dy: phân chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu nhân sự Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trƣớc của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

- Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: đƣợc tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Dy = x 100%

Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

Dy: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu quản lý nhân sự trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tác giả đã lựa chọn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình. Đƣợc mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đƣa ra làm cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động đào tạo từ xác định mục tiêu, xây dựng chƣơng trình, tổ chức đào tạo đến đánh giá kiểm tra.

Thu thập dữ liệu là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Quá trình thu thập dữ liệu thƣờng tốn khá nhiều thời gian và công sức.

- Xác định dữ liệu cần có cho cuộc nghiên cứu: Đây có thể nói là một bƣớc quyết định trong cuộc nghiên cứu, cần phải biết rõ mình làm cái gì? Cần có cái gì để có thể lựa chọn dữ liệu, không lựa chọn những thông tin không cần thiết. Để nghiên cứu các tài liệu liên quan đến luận văn.

- Dữ liệu bên ngoài: Nguồn dữ liệu này rất phong phú và đa dạng. Nhà nghiên cứu mất thời gian tìm tòi thông tin từ các bài báo, sách vở, trang web, diễn đàn, từ các cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề quản trị tài chính.

- Dữ liệu thứ cấp thu thập từ bên trong: Dữ liệu này rất dễ thu thập vì luôn có s n và công khai trong toàn doanh nghiệp. Thông tin về nhân sự, doanh nghiệp có thể lấy tại phòng tổ chức, hành chính, phòng của Tổng Công ty mạng lƣới Viettel từ năm 2015 đến nay. Bên cạnh đó, tác giả có thể tham khảo ý kiến chuyên gia, những kiến thức thực tế làm việc tại Tổng Công ty mạng lƣới Viettel của tác giả. Những dữ liệu đó đóng vai trò khá quan trọng trong việc phân tích và đánh giá các chỉ số đƣợc chính xác.

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Quá trình thu thập dữ liệu diễn ra mọi lúc mọi nơi. Các thông tin cần phải đƣợc thu thập một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Có thể chép tay, photo lại những thông tin cần thiết

- Nghiên cứu và hình thành dữ liệu nghiên cứu:

Sau khi thu thập cần phân loại dữ liệu, tài liệu nào dùng để nghiên cứu vấn đề nào? Tài liệu nào quan trọng nhất bắt buộc phải có? tài liệu nào mang tính chất tham khảo bổ sung...

- Xác định các chỉ tiêu cần phân tích, đánh giá: Tác giả căn cứ vào các yếu tố đánh giá hiệu quả quản lý nhân sự của doanh nghiệp để tính toán, ƣớc lƣợng các chỉ số về đào tạo.

- So sánh, đánh giá các chỉ tiêu phân tích: Căn cứ vào kết quả phân tích đƣợc, tác giả có thể so sánh các chỉ tiêu giữa các thời kỳ, giai đoạn và đánh giá chung về tình hình đào tạo tại Tổng Công ty mạng lƣới Viettel. Đồng thời nêu bật những ƣu điểm cần phát huy cũng nhƣ những nhƣợc điểm cần khắc phục.

-Đƣa ra kết luận và giải pháp: Kết quả cuối cùng của quá trình nghiên cứu là tƣ vấn cho nhà quản trị cần làm gì để năng lực quản lý hoạt động đào tạo tại đơn vị đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu nhất

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY MẠNG LƢỚI VIETTEL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đào tạo nhân sự tại Tổng Công ty mạng lưới Viettel (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)