Các hình thức và nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đào tạo nhân sự tại Tổng Công ty mạng lưới Viettel (Trang 69 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá hoạt động đào tạo nhân sự của Tổng công ty Mạng lƣới Viettel

3.2.3. Các hình thức và nội dung đào tạo

Các loại hình khóa đào tạo cho cán bộ công nhân viên tại Tổng công ty Mạng lƣới Viettel khá đa dạng theo 02 hình thức chủ yếu:

- Khóa đào tạo nội bộ: Là các khóa đào tạo sử dụng giảng viên nội bộ của TCT.

- Khóa đào tạo thuê ngoài: Là các khóa đào tạo thuê đối tác bên ngoài Viettel giảng dạy (bao gồm cả các khóa theo hợp đồng mua sắm thiết bị)

Nội dung các khóa học bao gồm:

- Khóa đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ: Là các khóa học về các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ công việc.

- Khóa đào tạo về quản lý lãnh đạo, kỹ năng làm việc hiệu quả gồm Khóa đào tạo kỹ năng mềm nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho CBQL và Khóa đào tạo kỹ năng giúp làm tốt hơn công việc nhƣ tiếng Anh, quản lý dự án, đào tạo quản trị chi phí, …

- Khóa đào tạo tuân thủ, bắt buộc: Là các chƣơng trình đào tạo bắt buộc theo quy định của nhà nƣớc, pháp luật nhƣ ATVSLĐ, chứng chỉ đấu thầu, ATTT, …

- Khóa đào tạo theo hợp đồng mua sắm: Các chƣơng trình đào tạo kèm theo các hợp đồng mua sắm.

Hình 3.5. Số lƣợt NS tham gia các chƣơng trình đào tạo

Với hình thức và loại hình đào tạo đa dạng, Tổng công ty Mạng lƣới Viettel đã có rất nhiều cố gắng, trong năm 2017 đã tổ chức đƣợc 42 khóa đào tạo với hơn 11.000 lƣợt ngƣời tƣơng đƣơng với số lƣợng 2.651 ngƣời đƣợc tham gia các chƣơng trình đào tạo (trong đó có 36 khóa đào tạo cho CBCNV TCT với 10.672 lƣợt tƣơng đƣơng với gần 2.200 ngƣời tham gia. Còn lại là các khóa đào tạo cho

nhân sự thuộc Viettel tỉnh/TP và thị trƣờng). Một số chƣơng trình đào tạo lớn, tiêu biểu đã thực hiện đƣợc trong năm:

- Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ:

Đào tạo thuê ngoài kiến thức IP (CCNA, CCNP) cho lực lƣợng kỹ thuật TCT với 420 CBCNV tham gia, hiện tại đã triển khai đƣợc 11/21 lớp (52%) với 220 CBCNV tham gia (trong đó có 05 lớp (100 ngƣời) theo hợp đồng đào tạo năm 2016).

Đào tạo thuê ngoài kiến thức CNTT (OCA, OCP, LPI1,2, VMWARE) cho lực lƣợng kỹ thuật của TCT với 342 CBCNV TCT tham gia, hiện tại đã triển khai đƣợc 5/17 lớp (29%) với 92 CBCNV tham gia (trong đó có 2 lớp theo hợp đồng 2016).

Đào tạo kiến thức nền tảng kỹ thuật cho 100% CBCNV toàn TCT, nội dung đào tạo theo “Sổ tay kỹ thuật viễn thông – Quyển 1 – Các thuật ngữ kỹ thuật”, CBCNV tự học và thi trên hệ thống Elearning từ tháng 4/2017.

Đào tạo lan tỏa 09 quy trình GNOC cho 1.088 CBCNV làm việc liên quan đến quy trình GNOC của TCT (hiện đã hoàn thành đào tạo 764 CBCNV tại HNI, dự kiến đến 30/11/2017 hoàn thành đào tạo tại DNG và HCM).

- Đào tạo về kỹ năng quản lý, lãnh đạo và làm việc hiệu quả: 100% CBQL từ cấp Phó phòng trung tâm trở lên (145 ngƣời) đƣợc tham gia chƣơng trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo và kỹ năng làm việc hiệu quả. Mỗi CBCNV đƣợc tham gia tối thiểu 01 trong 04 kỹ năng: Kỹ năng quản lý lãnh đạo hiệu quả; kỹ năng lập kế hoạch và giám sát thực hiện công việc; kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; kỹ năng đào tạo, kèm cặp và phát triển nhân viên.

Đào tạo huấn luyện ATLĐ cho 1.719 CBCNV trong toàn TCT.

Đào tạo ATTT cho 100% CBCNV toàn TCT để CBCNV nhận thức, hiểu và thực hiện đúng các quy trình, quy định về công tác ATTT, CBCNV tự học và thi trên hệ thống Elearning từ tháng 5/2017 đến hết tháng 12/2017.

Đào tạo nhận thức về hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho 100% CBCNV của TCT, đƣợc thực hiện từ tháng 4/2017 đến hết tháng 12/2017 trên hệ thống Elearning.

- Đào tạo theo các hợp đồng mua sắm:

Đào tạo chuyển giao 03 quy trình GNOC cho 75 CBCNV thuộc đội dự án.

Đào tạo thiết bị PS core của Ericsson cho 34 CBCNV, thiết bị metro của Juniper cho 75 CBCNV, thiết bị metro của Cisco cho 20 CBCNV.

Tổng công ty Mạng lƣới Viettel đã rất quan tâm đến công tác bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ cho CBCNV trong công ty. Thực tế về chuyên môn nghiệp vụ của viễn thông và CNTT là rất phức tạp và không ngừng đổi mới, mỗi năm đều có sự biến chuyển rõ rệt về công nghệ….Điều này chứng tỏ rằng Tổng công ty Mạng lƣới Viettel đã chú trọng đầu tƣ vào công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bộ phận trực tiếp sản xuất tại các cơ sở, trang bị cho đội ngũ CBCNV các kiến thức cơ bản và nâng cao để nhân viên có thể chủ động thực hiện công việc với hiệu quả và hiệu suất cao, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của công ty.

Từ năm 2015 đến nay, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhu cầu của khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, Tổng công ty Mạng lƣới Viettel đã nhận thấy thực tế công tác bán hàng và CSKH còn nhiều hạn chế, xảy ra nhiều khiếu nại và số lƣợng khách hàng rời mạng ngày càng gia tăng, làm sụt giảm sản lƣợng và doanh thu nhiều dịch vụ.. Việc đánh giá kết quả sau đào tạo của từng khóa học của Tổng công ty Mạng lƣới Viettel, nếu theo nhƣ mô hình đánh giá 4

cấp độ của Donald Kirkpatrick thì Công ty mới chỉ ở cấp độ 1 và 2, cụ thể đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Phòng Tổ chức – Tổng hợp của Công ty đánh giá kết quả học tập của học viên. qua đó, bộ phận này thống kê số lƣợng học viên trong danh sách tham dự với số lƣợng thực tế tham gia khóa học. Sau khóa học, học viên phải thực hiện việc trả lời các câu hỏi dạng trắc nghiệm theo phiếu đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo. Nội dung đánh giá xoay quanh các vấn đề nhƣ: sự thiết thực của khóa học, chất lƣợng tổng thể, mức độ s n sàng tham gia khóa học, công tác chuẩn bị của giáo viên…

Ví dụ: Tháng 4 năm 2017, sau khi tổng kết phiếu điều tra về chƣơng trình khóa học khóa đào tạo kỹ năng mềm cho CBQL, Phòng Tổ chức – Tổng hợp thu đƣợc kết quả tổng hợp về mức độ hài lòng của học viên khi tham dự khóa học nhƣ sau: Tốt, 61.8 Khá, 23.7 Trug bình, 11.6 Kém, 2.9 Rất kém, 1.5

Hình 3.6. Mức độ hài lòng của học viên khi tham dự khóa học

Phòng Tổ chức – Tổng hợp căn cứ vào tổng điểm trung bình để đánh giá chất lƣợng chung cho khóa học. Những mặt đƣợc hay chƣa đƣợc phát sinh trong các chỉ tiêu đánh giá sẽ đƣợc ghi nhận và rút kinh nghiệm để cải tiến hay bổ sung cho các khóa học sau. Tuy nhiên, Phòng Tổ chức – Tổng hợp thƣờng phát

phiếu đánh giá cho học viên vào thời điểm kết thúc khóa học. Học viên chỉ có khoảng 15 phút để đánh giá kết quả khóa học mình tham gia. Do vậy không tránh khỏi việc học viên đánh giá đại khái, lơ là hoặc không suy nghĩ kỹ trƣớc khi đƣa ra các quyết định để đánh giá. Bên cạnh đó cách đánh giá điểm trung bình cho khóa học của Phòng Tổ chức – Tổng hợp mang tính chất bình quân. Các chỉ tiêu đƣợc đánh giá ngang bằng nhau và không quy đổi hay nhân hệ số với các chỉ tiêu quan trọng. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến bản chất thực sự về chất lƣợng trong các khóa học mà Công ty tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đào tạo nhân sự tại Tổng Công ty mạng lưới Viettel (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)