tiêu chuẩn ISO 9001 trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình nghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trên thế giới
Môi trƣờng chính trị quốc tế đang có nhiều biến động phức tạp nên không dễ dàng có thể dự báo những xu thế về viê ̣c nghiên cƣ́u và áp du ̣ng Hê ̣ t hống quản lý chất lƣơ ̣ng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Đồng thời, môi trƣờng kinh tế thế giới cũng đang tác động rất mạnh tới hoạt động của bộ máy hành chính nhà nƣớc của các quốc gia trên thế giới. Tính toàn cầu hoá và khu vực hoá về kinh tế cũng nhƣ nhiều vấn đề khác đã tạo ra những thách thức và đòi hỏi mới của chính phủ nhiều quốc gia trong hoạt động quản lý. Chính vì vậy, cải cách hành chính đang là vấn đề mang tính thời sƣ̣ toàn cầu. Cả các nƣớc đang phát triển và các nƣớc phát triển đều xem cải cách hành chính nhƣ một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội.
Chính vì yêu cầu tạo một phƣơng pháp làm việc khoa học trong hiện đại hóa nền hành chính nên nhiều nƣớc đã rất coi trọng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣơ ̣ng theo ISO 9001 nhƣ Singapo (ISO 9000 là yêu cầu tối thiểu cần thiết của một cơ quan hành chính) hay Maylaysia (Chính phủ qui định tất cả cơ quan hành chính nhà nƣớc phải áp dụng, trong đó có một cơ quan thuộc Thủ tƣớng Chính phủ chuyên trách việc chỉ đạo , hƣớng dẫn , kiểm tra , đánh giá , cấp chứng chỉ ). Tổng thống Philippine cũng chỉ thị các cơ quan của Chính phủ áp dụng hệ thống quản lý chất lƣơ ̣ng này.
Việt Nam cũng đã bƣớc đầu đa ̣t đƣợc mô ̣t số kết quả tƣ̀ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO 9001 một phần là nhờ học tập những kinh nghiệm quý báu của quốc tế nhƣ Malaysia , Xingapo, Canada...Tác giả xin kể đến Hệ thống Quản lý Chất lƣợng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính của Malaysia vì
trong viê ̣c triển khai áp du ̣ng Hê ̣ thống quản lý chất lƣợng , Malaysia có nhiều điểm tƣơng đồng và bài ho ̣c hay mà chúng ta có thể ho ̣c tâ ̣p kinh nghiê ̣m .
Nền kinh tế Malaysia phụ thuộc chủ yếu vào ngành công nghiệp sản xuất. Các tổ chức sản xuất ở Malaysia đã và đang triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 kể từ khi ISO ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Chứng chỉ ISO 9002:1987 đầu tiên ở Malaysia đã đƣợc SIRIM (Viện Nghiên cứu Công nghiệp và Tiêu chuẩn Malaysia) cấp cho một công ty sản xuất lốp xe vào ngày 19/10/1998.
Ngày 1-11-1995, Chính phủ Malaysia đã quyết định áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 cho Dịch vụ Công. Chính phủ Malaysia tin rằng ISO 9000 sẽ góp phần đáng kể vào việc cải tiến chất lƣợng và phát triển nền văn hoá làm việc hoàn hảo trong lĩnh vực hành chính công. Hơn nữa, theo Luật Tổ chức của Malaysia, một trong những chức năng cơ bản của dịch vụ công là tạo điều kiện cho sự phát triển của lĩnh vực tƣ nhân. Theo dự tính, khi Malaysia bƣớc vào thiên niên kỷ thứ hai, tất cả các Cơ quan Công quyền đều đƣợc chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng theo mô hình ISO 9000.
Để hỗ trợ cho quá trình triển khai, Cơ quan Hoạch định quản lý và hiện đại hóa hành chính Malaysia (MAMPU) thuộc Văn phòng Thủ tƣớng và Viện Hành chính Công Quốc gia (INTAN) đã đƣợc chỉ định là những đơn vị hƣớng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 vào Dịch vụ Công ở Malaysia.
Chức năng của MAMPU: Làm Ban thƣ ký cho Ban chỉ đạo quốc gia về áp dụng ISO 9000 vào Dịch vụ Công Malaysia.Thực hiện các chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn và đánh gia cấp chứng chỉ cho các Cơ quan Công quyền về ISO 9000.
Chức năng chính của INTAN: Cung cấp các chƣơng trình đào tạo về Nhận thức chung, tìm hiểu chuyên sâu, kỹ năng về xây dựng văn bản và đánh giá nội bộ cho các tổ chức. Đối với các tổ chức áp dụng thì lãnh đạo cao nhất là ngƣời chịu trách nhiệm triển khai chƣơng trình.
Chiến lƣợc/ kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 trong Dịch vụ Công ở Malaysia đƣợc triển khai theo các giai đoạn nhƣ sau:
- Quảng bá ISO 9000: Giai đoạn này tập trung vào việc có đƣợc cam kết của các nhân viên hành chính công thông qua việc nâng cao nhận thức của họ về mục đích và tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9000 cũng nhƣ giúp họ tìm hiểu về các khái niệm và trọng tâm của ISO 9000. Ngày 11/7/1996, Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 2/96 về Phát triển Hành chính cùng với các hƣớng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 trong dịch vụ công Malaysia. Các tài liệu này cũng đƣợc đăng tải trên Mạng kết nối dịch vụ công (CSL), tạo điều kiện cho các tổ chức tham khảo.
- Phát triển và nâng cao các kỹ năng đánh giá và tƣ vấn về ISO 9000: Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đƣợc giao, các nhân viên của MAMPU và INTAN đã đƣợc đào tạo thích hợp để trở thành các giảng viên, chuyên gia tƣ vấn và chuyên gia đánh giá.
- Giai đoạn đào tạo: Năm 1997, MAMPU & INTAN tiến hành thực hiện các chƣơng trình đào tạo cho các nhà lãnh đạo trực tiếp tham gia vào quá trình triển khai áp dụng ISO 9000. Các chƣơng trình đào tạo tập trung vào 3 khoá: nhận thức chung, các kỹ năng về văn bản và về đánh giá chất lƣợng nội bộ.
- Giai đoạn triển khai ISO 9000 vào các Cơ quan Công quyền: Tất cả các Cơ quan Công quyền phải xây dựng kế hoạch hành động áp dụng ISO 9000, kế hoạch này bảo đảm vào năm 2000, ít nhất 1 quá trình chính của tổ chức phải áp dụng hiệu quả ISO 9000. Từ việc áp dụng điểm, tổ chức có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng trong toàn bộ tổ chức sau này.
Trong quá trình triển khai, các tổ chức có thể sử dụng dịch vụ tƣ vấn của MAMPU hoặc của các Công ty tƣ vấn tƣ nhân. Tuy nhiên, nếu các tổ chức muốn thuê tƣ vấn tƣ nhân phải đƣợc sự phê duyệt của “Uỷ ban Tuyển chọn và Bổ nhiệm các chuyên gia tƣ vấn” đƣợc quản lý điều hành bởi MAMPU.
Việc triển khai ISO 9000 trong Dịch vụ Công Malayxia đã đem lại những thách thức to lớn cho MAMPU và INTAN. Mô hình hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 là mô hình chung, khái quát và có thể đƣợc áp dụng cho cả lĩnh vực sản xuất cũng nhƣ dịch vụ.
Tiến độ áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ công đƣợc Chính phủ giám sát chặt chẽ thông qua các hoạt động đánh giá nội bộ. Các Cơ quan này khi chứng tỏ đƣợc sự phù hợp của mình với các yêu cầu của ISO 9000 sẽ đƣợc cấp “Chứng chỉ ISO9000 cho Dịch vụ Công Malaysia”, đƣợc MAMPU công nhận.
Cùng với sự ra đời của ISO 9000 phiên bản 2000, Dịch vụ công Malaysia đang thực hiện từng bƣớc để chuyển đổi sang áp dụng ISO 9001:2000. Văn phòng thủ tƣớng đã ban hành Thông tƣ số 2 năm 2002 về “Hƣớng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000”.
Việc áp dụng ISO 9000 thể hiện một bƣớc tiến mới trong quá trình nâng cao chất lƣợng cho ngành dịch vụ công ở Malaysia. Công cuộc cải cách hành chính và ứng dụng quản lý chất lƣợng trong cải cách hành chính luôn là bài học sâu sắc cho tất cả chúng ta.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001 ở Viê ̣t Nam tiêu chuẩn ISO 9001 ở Viê ̣t Nam
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc đƣợc bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã gần 20 năm. Cải cách hành chính đƣợc thể hiện ở tính hiệu lực và hiệu quả của công việc và cách thức làm việc của cán bộ công chức trong cơ quan nhà nƣớc. Đây chính là mối quan hệ giữa yêu cầu bức thiết của cải cách hành chính với giải pháp về quản lý chất lƣợng trong dịch vụ hành chính công. Từ những nhận thức đó ta thấy rõ sự cần thiết của hệ thống quản lý chất lƣợng với cải cách hành chính. Trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tuy còn mới mẻ, song qua thực tế nó rất hiệu quả, thiết thực và cần thiết. Hơn nữa, nó cũng phù hợp với đòi hỏi thực tế và xu thế của nền hành chính phát triển hiện đại. Hiện nay việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng
theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong cải cách hành chính là rất cần thiết và quan trọng . Áp dụng tiêu chuẩn này để đánh giá , kiểm soát thƣờng xuyên hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức đã mang lại những kết quả đáng kể, việc giải quyết các công việc của dân đơn giản, nhanh gọn, đúng pháp luật, đúng thời hạn, đúng thủ tục .v.v.
Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc là một nội dung quan trọng trong viê ̣c thực hiện cải cách hành chính . Mục đích của việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng nhằm có đƣợc phƣơng pháp làm việc hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nƣớc, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Có vai trò quan trọng trong việc minh bạch quá trình xử lý công việc, đòi hỏi kỹ năng làm việc mới ở cán bộ, công chức khi phải làm việc đúng theo qui trình, tiến độ đồng thời thể hiện đƣợc trách nhiệm của cá nhân trong giải quyết công việc, nó sẽ làm thay đổi cách quản lý và cách thức làm việc của các cán bộ trong tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bởi trong một số tổ chức vẫn còn tồn tại hiện tƣợng cán bộ làm việc theo qui trình cũ, không bị áp lực thời gian, không phải thể hiện trách nhiệm.
Có thể nói việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng vào cơ quan hành chính là điều mới mẻ ở nƣớc ta. Nhờ những kinh nghiệm quý báu của các nƣớc nhƣ Malaysia, Xingapo, Canada...mà thông qua các đoàn nghiên cứu, khảo sát hoặc qua tài liệu chúng ta thu thập đƣợc, và những kinh nghiệm ban đầu tích lũy đƣợc qua nhiều năm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng trong hàng ngàn doanh nghiệp, đã giúp cho quá trình đƣa hệ thống quản lý chất lƣợng vào các cơ quan hành chính đƣợc thuận lợi. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc “áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước” thể hiện sự khẳng định và cam kết của Chính phủ đối với
việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng vào các cơ quan hành chính nhà nƣớc ta. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng trong cơ quan hành chính nhà một biện pháp quan trọng nhằm cải cách thủ tục hành chính, góp phần sớm chấm dứt tình trạng “hành dân”, hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền trong bộ máy hành chính nhà nƣớc.