Đặc điểm hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 46 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Vietinbank, chi nhánh Đông Hà Nội

3.1.3 Đặc điểm hoạt động

3.1.3.1 Đặc điểm địa bàn hoạt động

Chi nhánh Đông Hà Nội có trụ sở tại thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Đây là khu vực nằm giữa các quận Long Biên, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội và giáp với Từ Sơn, Thuận Thành của Tỉnh Bắc Ninh. Thuộc địa bàn của huyện Gia Lâm nhƣng cũng không phải là trung tâm của huyện nên không đƣợc chú trọng phát triển về kinh tế lẫn cơ sở hạ tầng. Từ trung tâm Hà

Nội ra đến địa bàn của chi nhánh phải qua hai con sông nhiều khi làm giảm lợi thế của chi nhánh đối với khu vực nội thành là nơi tập trung phát triển kinh tế, có nhiều đối tƣợng khách hàng. Kinh tế địa phƣơng không phát triển, các doanh nghiệp ít và chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đời sống dân cƣ khó khăn so với mặt bằng chung và khu vực lân cận.

Khu vực Yên viên cũng nhƣ các khu vực lân cận đều phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, đời sống của ngƣời dân không cao, nếu so với mặt bằng kinh tế của Hà Nội thì đây là khu vực kinh tế kém phát triển, không có khu công nghiệp cũng nhƣ không có các doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội cũng không có nhiều. Mặc dù đóng trên địa bàn huyện và là một trong ba thị trấn của huyện gia lâm nhƣng không phải là khu vực đƣợc ƣu tiên phát triển kinh tế.

3.1.3.2. Đặc điểm thị trường và đối thủ cạnh tranh Đặc điểm thị trường

Do đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực không phải là khu vực có lợi thế để phát triển kinh tế nên các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này tạo nên yếu tố đặc thù của các đối tƣợng khách hàng trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có một số doanh nghiệp nhà nƣớc chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần. Các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động trên địa bàn hầu hết là các doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào các Tổng công ty mà các tổng công ty này là công ty con hoặc đơn vị thành viên.

Trên địa bàn tập trung các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải do nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ ga quốc tế Yên Viên, các doanh nghiệp kinh doanh xe tải, máy móc thiết bị công trình do đặc điểm địa bàn có

nhiều bãi đất rộng, phù hợp với kinh doanh mặt hàng này. Ngoài ra, với đặc điểm địa lý nằm gần sát bờ sông Đuống, có lợi thế bến bãi nên trên địa bàn cũng phát triển nhiều doanh nghiệp, các nhân kinh doanh cát, đá, sỏi, vật liệu xây dựng. Các doanh nghiệp nhà nƣớc không mấy phát triển, không có doanh nghiệp lớn, trong địa bàn cũng không có khu công nghiệp khai thác có hiệu quả.

Tuy nhiên, trên địa bàn hoạt động của chi nhánh có hai làng nghề nổi tiếng là làng vải Ninh Hiệp và làng nghề đồ gỗ Dục Tú, Vân Hà, đây là cơ hội cho chi nhánh phát triển cho vay các hộ kinh doanh trên làng nghề.

Đối thủ cạnh tranh trên địa bàn

Địa bàn hoạt động của Vietinbank Đông Hà Nội là một địa bàn hoạt động khó khăn, kinh tế kém phát triển. Trong một thời gian dài, tại địa bàn khu vực chỉ có hai ngân hàng hoạt động dƣới hình thức là phòng giao dịch, bao gồm phòng giao dịch Yên Viên thuộc chi nhánh Ngân hàng công thƣơng Chƣơng Dƣơng và chi nhánh cấp 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp huyện Gia Lâm. Phòng giao dịch Yên Viên của NHCT đƣợc nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 rồi thành chi nhánh cấp 1 vào tháng 4 /2003. Đến năm 2008, Ngân hàng Sacombank và Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam mới thành lập phòng giao dịch Yên Viên, tuy nhiên với quy mô hoạt động còn nhỏ. Và với việc khai trƣơng hai phòng giao dịch của Ngân hàng Techcombank và Ngân hàng Hàng Hải tại thị trấn Yên Viên trong tháng 6/2009 đã làm tăng áp lực cạnh tranh của Vietinbank Đông Hà Nội.

3.1.3.3. Đặc điểm các nguồn lực Đặc điểm nguồn vốn

đồng (chiếm 64% tổng nguồn vốn); Nguồn vốn nội tệ 3.432 tỷ đồng; nguồn vốn ngoại tệ 2.056 tỷ đồng.

Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn không kỳ hạn là 973 tỷ đồng chiếm 17,7% tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn giá rẻ, đem lợi nhuận cao cho ngân hàng nhƣng lại là nguồn vốn không ổn định, khách hàng có thể rút giảm bất cứ lúc nào.

Đặc điểm nhân lực

Đến 31/12/2014, Vietinbank Đông Hà Nội có 124 cán bộ có trình độ từ cao đẳng – đại học trở lên. So với ngân hàng nhà nƣớc và các chi nhánh khác trong hệ thống thì trình độ cán bộ của chi nhánh Đông Hà Nội tƣơng đƣơng tốt. Lĩnh vực ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt và rủi ro nên chi nhánh cần tăng cƣờng tuyển dụng cán bộ có chất lƣợng.

Số lƣợng cán bộ nữ chiếm tỷ trọng cao, từ 60-70% tổng số cán bộ công nhân viên. Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng là 45 cán bộ (20% tổng số cán bộ toàn chi nhánh) trong đó có 15 cán bộ là nữ. Cơ cấu lao động theo giới tín nhƣ vậy là phù hợp với đặc thù hoạt động dịch vụ của ngân hàng.

Bảng 3.1. Cơ cấu trình độ nhân sự Vietinbank- Chi nhánh Đông Hà Nội năm 2014 Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (%) Ghi chú Trên đại học 14 11,29 Thạc sĩ Đại học 90 72,58 Cao đẳng 8 6,45 Trung cấp 12 9,68 Tổng cộng 124 100

3.1.3.4. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu. Kết quả huy động vốn

Từ năm 2010 đến năm 2014, tổng vốn huy động của chi nhánh đã tăng 174%, tốc độ tăng vốn của chi nhánh lần lƣợt qua các năm nhƣ sau, năm 2010 đạt 2.004 tỷ đồng, năm 2011 đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 40%; năm 2012 đạt 3.516 tỷ đồng tăng 28%; năm 2013 đạt 4.978 tỷ đồng, tăng 39% và năm 2014 đạt 5.488 tỷ đồng tăng 10% so với năm trƣớc. Năm 2012, nền kinh tế khan hiếm tiền dẫn đến các TCTD cạnh tranh gay gắt để mở rộng quy mô vốn, tốc độ tăng trƣởng vốn huy động của hệ thống Vietinbank là 8,5% trong khi Vietinbank chi nhánh Đông Hà Nội vẫn tăng trƣởng đƣợc 28%. Những năm tiếp theo, mặc dù số dƣ huy động vốn tăng mạnh nhƣng tỷ lệ tăng trƣởng thấp vì đến thời điểm năm 2012, chi nhánh Đông Hà Nội đã phấn đấu mở rộng đƣợc quy mô về nguồn vốn, tỷ lệ tăng trƣởng đặt ra những năm tiếp theo sẽ giảm dần. 2,004 2,800 3,586 4,978 5,488 1,174 2.097 2,398 2,958 3,343 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2010 2011 2012 2013 2014 tỷ đồn g Năm vốn huy động dư nợ cho vay

Biểu đồ 3.1: Quy mô vốn huy động, tín dụng của Vietinbank Đông Hà Nội

Về tín dụng: Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, hoạt động huy động vốn của Vietinbank Đông Hà Nội có thể đáp ứng nhu cầu cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/tỷ lệ huy động của chi nhánh chỉ đạt ở mức 60-79%, nhƣ vây, chi nhánh chƣa tận dụng hết đƣợc nguồn vốn để giải ngân cho vay, một phần vốn huy động vẫn đang đƣợc gửi vốn tại trụ sở chính.

Năm 2010 và 2011, sau khi đã xử lý thu hồi đƣợc các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, đƣa Vietinbank Đông Hà Nội từ một chi nhánh có hoạt động kinh doanh lỗ thành chi nhánh hoạt động kinh doanh có lãi, Ban giám đốc chi nhánh đã kiện toàn bộ máy quản lý tín dụng, đặt kế hoạch, chủ trƣơng mở rộng tín dụng, tăng thị phần trên địa bàn và đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh trong 2 năm này ở mức rất cao, năm 2011 tăng 79%. Năm 2012, các doanh nghiệp càng gặp khó khăn hơn vì vậy chi nhánh chủ trƣơng hạn chế tốc độ tăng trƣởng tín dụng, nâng cao chất lƣợng cho vay do đó tốc độ tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh năm 2012 còn 14%. Do chi nhánh thực hiện chính sách tăng trƣởng tín dụng mạnh năm 2011 trong khi thời gian này kinh tế đã gặp khó khăn vì vậy chi nhánh tăng nợ xấu từ 0 tỷ đồng thành 45 tỷ đồng vào năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh từ 0% lên 1,9%. Năm 2013 và 2014, chi nhánh đặt chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ ổn định và đã đạt đƣợc chỉ tiêu tăng trƣởng qua các năm là 21% và 15%.

Các hoạt động khác

Hoạt động thanh toán L/C chi nhánh chƣa thực hiện nhiều, tổng L/C đã mở năm 2014 là 95.248 USD tƣơng đƣơng 2 tỷ đồng tuy nhiên số lƣợng bảo lãnh chi nhánh phát hành tƣơng đối cao, tính đến 31/12/2014 tổng số bảo lãnh chi nhánh phát hành là 3.226 tỷ đồng. Hệ thống Vietinbank có nhiều chƣơng trình khuyến mãi mở thẻ tín dụng, thẻ TDQT ví dụ nhƣ giao dịch lần đầu dƣới 1 triệu đƣợc ngân hàng chi trả tiền thực hiện giao dịch đó, miễn phí mở thẻ

ATM,… vì vậy tốc độ phát hành thẻ của chi nhánh tăng nhanh trung bình khoảng 30%, số lƣợng thẻ chi nhánh phát hành trong năm 2014 lên đến 15.593 thẻ.

Lợi nhuận

Năm 2010, 2011 tốc độ tăng lợi nhuận của chi nhánh có cao hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng chủ yếu do thời gian này lãi suất cho vay của các ngân hàng lên cao. Năm 2012, lãi suất có xu hƣớng giảm đồng thời chi nhánh phải thực hiện chi phí về dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn các năm trƣớc do đó tốc độ tăng lợi nhuận năm 2012 của chi nhánh chỉ đạt 10% mặc dù tốc độ tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh là 14%. Tuy nhiên, lợi nhuận/tổng dƣ nợ của chi nhánh không bị ảnh hƣởng nhiều do sự chênh lệch giữa tốc độ tăng dƣ nợ và tốc độ tăng lợi nhuận không cao, tỷ lệ này đƣợc duy trì ở mức 3,2% - 3,4%. Kể từ năm 2013, NHCT VN áp dụng cơ chế mua, bán vốn đối với các khoản huy động vốn gửi Trụ sở chính và các khoản vốn chi nhận của trụ sở chính để cho vay, do vậy, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất nhận vốn của trụ sở chính thấp, tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cao nhƣng tỷ lệ lợi nhuận/Tổng dƣ nợ giảm dần.

Bảng 3.2: Hiệu quả kinh doanh của Vietinbank, CN Đông Hà Nội

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

LN (tỷ đồng) 39 83 71 92 105

LN/Dƣ nợ (%) 3,2 3,4 3,4 3,3 3,14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 46 - 53)