Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 75 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Vietinbank Đông

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế chủ yếu

Ngoài những kết quả đạt đƣợc của quản lý hoạt động tín dụng đem lại cho chi nhánh trong 5 năm qua, hoạt động này của Vietinbank Đông Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần phải tháo gỡ

Một là, địa bàn hoạt động kinh doanh chính ở khu vực ngoại thành với

nghiệp, hộ kinh doanh và thu nhập của ngƣời dân thấp dẫn đến tốc độ gia tăng về tín dụng của chi nhánh không cao.

Mục tiêu phát triển mạng lƣới, thành lập các PGD tại nội thành để tìm kiếm, khai thác các khách hàng tiềm năng của chi nhánh chƣa đạt kết quả tốt. Quy mô dƣ nợ cho vay của các phòng đặt tại địa bàn nội thành nhƣ PGD Đức Giang, PGD Kim Ngƣu, PGD Tây Đô ngày càng giảm do gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các TCTD khác. Ngoài ra, định hƣớng phát triển khách hàng mục tiêu của các PGD chƣa rõ ràng, mới chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu của các khách hàng tự tìm đến ngân hàng mà chƣa chủ động tìm kiếm, khai thác khách hàng.

Hai là, đối tƣợng khách hàng chƣa đa dạng.

Định hƣớng đối tƣợng khách hàng mục tiêu là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣng số lƣợng và dƣ nợ của các khách hàng này không cao. Các khách hàng bán lẻ của Vietinbank Đông Hà Nội vẫn tập trung chủ yếu là các cá nhân, hộ kinh doanh tại hai làng nghề truyền thống là Ninh Hiệp và làng gỗ Vân Hà, Đông Anh; làng gỗ Phù khê, Từ Sơn, Bắc Ninh. Hoạt động của hai làng nghề này phụ thuộc nhiều vào các đối tác cung cấp hàng và mua hàng là các bạn hàng Trung Quốc, những năm gần đây, căng thẳng trong quan hệ chính trị giữa hai quốc gia đã ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động kinh doanh tại hai làng nghề này, do vậy, tín dụng cung cấp cho các cá nhân này cũng bị ảnh hƣởng.

Tiếp cận và phát triển các KHDN lớn, KHDN FDI còn khó khăn dẫn đến một số chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng đối với KHDN lớn, KHDN FDI chƣa đạt đƣợc theo chỉ tiêu của Ngân hàng công thƣơng Việt Nam giao. Từ năm 2010 đến nay, dƣ nợ của các KHDN FDI là 0 đồng.

Ba là, quy trình thực hiện cấp tín dụng của Vietinbank vẫn còn nhiều hạn chế. Việc thẩm định, cấp tín dụng phải qua nhiều cấp, phòng ban phê duyệt. Thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng có đối với một KHDN của giám đốc chi nhánh là 25 tỷ đồng, đối với một KHCN là 4 tỷ đồng làm hạn chế quyền quyết định của chi nhánh. Khi thẩm định và đánh giá một khách hàng tốt, có khả năng cấp tín dụng trên mức phán quyết, chi nhánh vẫn không quyết định đƣợc ngay mà phải trình trụ sở chính phê duyệt, làm kéo dài thời gian, có thể chi nhánh sẽ bị mất khách hàng do gặp phải cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác.

Bốn là, công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát các khoản vay, kiểm tra

tình hình kinh doanh của khách hàng chƣa hiệu quả. Số lƣợng khách hàng tăng lên, nhƣng số lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng không tăng dẫn đến một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều khoản vay, nhiều khách hàng. Một cán bộ tín dụng thực hiện toàn bộ các bƣớc từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng cho đến khi khách hàng trả hết nợ và kết thúc khoản vay. Cán bộ không kiểm tra sau các khoản vay kịp thời dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có khả năng trả nợ ngân hàng khi khoản vay đến hạn, phát sinh nợ xấu, ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Năm là, dƣ nợ cho vay của Vietinbank Đông Hà Nội luôn thấp hơn

tổng số dƣ huy động vốn cho thấy chi nhánh thừa nguồn vốn phải gửi lên trụ sở chính. Quy mô tăng trƣởng dƣ nợ chƣa phù hợp với quy mô tăng trƣởng nguồn vốn. Từ năm 2011, Ngân hàng công thƣơng Việt Nam áp dụng cơ chế mua bán vốn cho các chi nhánh. Toàn bộ nguồn vốn huy động đƣợc phải bán cho trụ sở chính và nhận lại vốn để cho vay. Nguồn vốn thừa bán cho trụ sở chính với chênh lệch lãi suất thấp, trong khi đó phải nhận lại vốn để cho vay với lãi suất cao, do vậy với quy mô dƣ nợ thấp hơn nhiều so với quy mô

ngân hàng. Cơ cấu dƣ nợ của các KHDN lớn nhƣng lãi suất cho vay đối với các KH này thƣờng đƣợc áp dụng thấp hơn các đối tƣợng KHCN dẫn đến chênh lệch lãi suất mua bán vốn thấp.

3.3.2.2. Nguyên nhân

(i) Nguyên nhân bên trong.

Thứ nhất,do cơ cấu tổ chức, nhân sự của chi nhánh thiếu tính ổn định

Cơ cấu tổ chức thƣờng xuyên thay đổi làm hoạt động ngân hàng thiếu ổn định. Cơ cấu tổ chức ổn định mới có thể theo đuổi đƣợc mục tiêu tín dụng ban đầu và CBNV yên tâm làm việc.

Các chính sách, cơ chế chi trả lƣơng cho cán bộ đã đƣợc ban hành nhằm đảm bảo công bằng cho ngƣời lao động, tuy nhiên, công tác giao chỉ tiêu kế hoạch và đánh giá kết quả công việc tại các phòng ban của tại Vietinbank Đông Hà Nội vẫn còn mang tính chất cảm tính, chƣa đánh giá hết đƣợc kết quả, chất lƣợng chính xác của mỗi cán bộ, đặc biệt là đối với các cán bộ làm công tác tín dụng. Do vậy, đối với các cán bộ có năng lực thực sự, hoạt động có hiệu quả nhƣng mức lƣơng đƣợc chi trả cũng chỉ tƣơng đƣơng với cán bộ làm việc không hiệu quả, không tăng trƣởng đƣợc dƣ nợ. Nhƣ vậy sẽ không kích thích đƣợc động lực làm việc của cán bộ. Dẫn đến các cán bộ thƣờng chạy theo chỉ tiêu về doanh số mà không tính đến chỉ tiêu về hiệu quả đem lại.

Vietinbank rất quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhƣng chất lƣợng và nội dung đào tạo chƣa thực sự tốt. Chi nhánh chỉ chú trọng đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, triển khai sản phẩm mới nhƣng không chú trọng đến việc đào tạo cán bộ về kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, cũng nhƣ công tác giới thiệu và bán chéo sản phẩm ngân hàng, chƣa chú trọng

kinh nghiệm thực tế, hiểu biết về ngành hàng của khách hàng. Khả năng chủ động trong công việc chƣa có dẫn đến số lƣợng cán bộ đƣợc tuyển dụng nhiều nhƣng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chƣa cao. Công tác thẩm định và cấp tín dụng tại chi nhánh vẫn đang phụ thuộc vào một số ít cán bộ có kinh nghiệm, năng lực. Các cán bộ này thƣờng đƣợc giao phụ trách nhiều khách hàng, các khách hàng có doanh số vay nợ lớn, phụ thuộc nhiều vào dƣ nợ của khách hàng này, không chủ động phát triển thêm khách hàng khác.

Vietinbank Đông Hà Nội có rất nhiều phòng giao dịch đặt tại nhiều địa bàn khác nhau, các phòng giao dịch loại 2 mới chỉ làm đúng chức năng là huy động vốn và thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng chứ chƣa thực hiện đƣợc vai trò mạng lƣới của mình là tiếp cận, tƣ vấn các sản phẩm tín dụng của Vietinbank các khách hàng tiềm năng, khai thác khách hàng cho chi nhánh.

Thứ hai, do cơ chế, chính sách tín dụng của nhà nƣớc và NHCT còn

những bất cập

Xác định đối tƣợng cho vay và áp dụng các chƣơng trình, chính sách ƣu đãi lãi suất, các văn bản quy định của NHNN, NHCT và các bộ, ban ngành liên quan còn bị chồng chéo, khó thực hiện.Tài sản thế chấp cho các khoản vay này là các căn hộ dự án nhà ở xã hội, có tính thanh khoản thấp, chƣa có hồ sơ pháp lý đầy đủ; thời gian cho vay các khoản vay dài, thông thƣờng từ 10-15 năm, do vậy ngân hàng khó kiểm soát việc trả nợ vay của khách hàng; ngân hàng gặp khó khăn trong việc xác định thu nhập của ngƣời vay để có thể trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Cơ chế chính sách tín dụng của NHNN và của NHCT VN ngày càng chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nhƣng cũng là một trong những nguyên nhân Vietinbank, chi nhánh Đông Hà Nội không tăng trƣởng đƣợc dƣ nợ cho

vay. Thẩm quyền cấp tín dụng của chi nhánh bị giới hạn, các khoản vay vƣợt hạn mức phải trình trụ sở chính nên chi nhánh không chủ động đƣợc trong việc quyết định cho vay đối với một khách hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gay gắt thì việc nhanh chóng ra quyết định để có thể tiếp cận, lôi kéo khách hàng về quan hệ với ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng nhất.

Thứ ba,do công tác chuyển đổi mô hình cấp tín dụng còn đang có những

thay đổi

Từ năm 2012 đến nay, hệ thống Vietinbank liên tục thực hiện chuyển đổi mô hình cấp tín dụng, công tác chuyển đổi mô hình vẫn đang trong quá trình triển khai và có nhiều thay đổi, hạn chế trong đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng trong việc tiếp cận mô hình mới, nghiên cứu quy trình nghiệp vụ. Khi mô hình cấp tín dụng thay đổi, các quy trình, nghiệp vụ các mẫu biểu, quy định mới đƣợc ban hành, cán bộ tín dụng chƣa kịp cập nhật mà vẫn sử dụng, áp dụng các quy định cũ để cấp tín dụng cho khách hàng dẫn đến rủi ro sai phạm về quy trình, quy chế.

Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng ngày càng đƣợc hiện đại hóa, nhƣng quá trình cập nhật, tiếp thu công nghệ mới vẫn còn hạn chế, các giai đoạn chạy thử, thử nghiệm các phầm mềm, hệ thống ngân hàng hiện đại kéo dài làm kéo dài thời gian tác nghiệp của cán bộ, dẫn đến xử lý hồ sơ cho khách hàng chậm, ảnh hƣởng uy tín của ngân hàng.

(ii) Nguyên nhân bên ngoài

Thứ nhất,do ảnh hƣởng của tình hình kinh tế xã hội đất nƣớc

Hoạt động tín dụng của chi nhánh chịu ảnh hƣởng từ khó khăn chung từ nền kinh tế. Tình trạng bất ổn về chính trị của đất nƣớc, khủng hoảng kinh

năng trả nợ của các khách hàng trong nền kinh tế bị sụt giảm, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh làm giảm nhu cầu về vốn vay, dẫn đến khó khăn trong việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của ngân hàng, ngân hàng khó khăn trong việc định hƣớng tăng trƣởng dƣ nợ đối với từng đối tƣợng khách hàng.

Năm 2014 cả nƣớc có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động (Thời báo tài chính Việt Nam, 28/12/2014). Phần lớn các doanh nghiệp giải thể là các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ dƣới 10 tỷ đồng, các doanh nghiệp này giải thể hoặc ngừng hoạt động một phần là do trình độ quản lý kém, kém về nguồn nhân lực dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp nhƣng một phần khó khăn do ảnh hƣởng của nền kinh tế.

Năm 2014, một số KHDN hoạt động trong các lĩnh vực nhƣ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, thi công xây dựng công trình, sản xuất giấy…đang có quan hệ tín dụng với NHCT Đông Hà Nội cũng chịu tác động từ sự suy giảm kinh tế, thu hẹp sản xuất, giảm nhu cầu về vốn vay. Số dƣ tín dụng giảm là 90 tỷ đồng của 4 khách hàng doanh nghiệp.

Thứ hai,do chính sách của chính phủ, nhà nƣớc thiếu rõ ràng

Chính sách của chính phủ, nhà nƣớc là khuyến khích hay không khuyến khích sẽ ảnh hƣởng nhiều tới sự tồn tại và phát triển của nhóm khách hàng đó. Nếu chính sách hạn chế thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó gia tăng khó khăn từ đó dẫn đến việc khách hàng gia tăng khả năng không trả đƣợc nợ.

Chính sách cắt giảm đầu tƣ công theo nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 làm giảm đầu tƣ công vào các dự án đầu tƣ từ các nguồn vốn có ngân sách nhà nƣớc, hạn chế đầu tƣ các dự án mới đã tác động đến các doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng; Khách hàng của Vietinbank Đông Hà Nội kinh doanh trong lĩnh vực này gặp khó khăn về hoạt động, khó khăn về tài chính dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng, một số khách hàng phải cơ cấu các khoản nợ do nguồn thu từ các công trình thanh toán chậm.

Chính phủ ban hành các chƣơng trình hỗ trợ ƣu đãi lãi suất cho vay các đối tƣợng khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhƣng không hỗ trợ về nguồn vốn để cho vay. Khi áp dụng các chƣơng trình ƣu đãi lãi suất này thì chênh lệch về lãi suất thu đƣợc thấp, ngân hàng tăng quy mô tín dụng nhƣng tỷ lệ lợi nhuận tăng không tƣơng ứng.

Các chính sách ban hành của các bộ, ngành, chính phủ còn chồng chéo, các hƣớng dẫn khó thực hiện.

Thứ ba, do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tự do hóa thƣơng mại có tác động tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển, đem lại lợi ích lớn cho đất nƣớc nhƣng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp, trong đó có tác động tới hệ thống các ngân hàng trong nƣớc. Việc mở cửa thị trƣờng tài chính ngân hàng làm các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng đến từ các khu vực tài chính phát triển nhƣ Mỹ, Châu Âu,, Singapore, Nhật Bản…. Do vậy để tiếp tục tồn tại phát triển quy mô những vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả các NHTM Việt Nam cần phải chú trọng đổi mới công tác quản lý, điều hành.

Thứ tư, do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội

Yếu tố tự nhiên nhƣ dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán… ảnh hƣởng đến các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm. Ảnh hƣởng của yếu tố này đến khách hàng của

cần xem xét khi quyết định các chính sách ƣu đãi cho vay. Các chính sách áp dụng cho vay đối với các đối tƣợng khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải đƣợc xem xét, bổ sung các điều kiện để đảm bảo an toàn cho các khoản vay.

Với đặc điểm ngƣời Việt Nam quen sử dụng tiền mặt, hoạt động thanh toán tiền hàng giữa các doanh nghiệp, cá nhân thƣờng là tiền mặt để trốn thuế, do đó ngân hàng khó có thể kiểm soát mục đích vay vốn của khách hàng, dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát các khoản cho vay khách hàng.

Thứ năm, do năng lực và thông tin khách hàng

Trình độ quản lý và nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém dẫn đến hoạt động không hiệu quả dẫn đến khó khăn trong việc hoàn trả vốn vay cho ngân hàng; Hệ thống sổ sách kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chƣa minh bạch, các thông tin vể khách hàng cập nhật qua các cơ quan thuế chƣa đầy đủ, kịp thời. Việc thẩm định, đánh giá khách hàng của cán bộ ngân hàng thƣờng thiếu căn cứ, chủ yếu dựa trên cơ sở khách hàng cung cấp mà ít có tƣ liệu để kiểm chứng do vậy, để hạn chế rủi ro, các ngân hàng thƣờng yêu cầu khách hàng phải có TSBĐ để đảm bảo cho khoản vay.

Ngân hàng gặp rủi ro do tƣ cách của khách hàng vay vốn. Khách hàng chủ ý lừa ngân hàng, tạo hồ sơ giả mạo đến vay ngân hàng. Hành vi lừa đảo của khách hàng ngày càng tinh vi, cán bộ ngân hàng khó phát hiện.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VIETINBANK ĐÔNG HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 75 - 84)