Kiến nghị với NHCT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 101 - 108)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.4. Một số kiến nghị

4.4.3. Kiến nghị với NHCT Việt Nam

Hoàn thiện các chính sách tín dụng, chƣơng trình tín dụng phù hợp hơn với tình hình kinh tế thị trƣờng, có tính cạnh tranh đối với các TCTD khác. Những chính sách, văn bản quy trình không còn phù hợp với hoạt động ngân hàng hiện tại thì có thể loại bỏ ra khỏi hệ thống quy định của ngân hàng;

Hiện nay, tại hệ thống Vietinbank diễn ra tình trạng quy định mới ban hành ngay sau đó lại có công văn sửa đổi. Với việc thay đổi cơ chế quản lý về chính sách, văn bản ban hành còn có nhiều thiếu sót dẫn đến các chi nhánh áp dụng phổ biến tới khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, tạo ấn tƣợng thiếu chuyên nghiệp trong đánh giá của khách hàng. Trụ sở chính Vietinbank cần nhất quán trong chính sách tín dụng, các văn bản ban hành phải đảm bảo tính đầy đủ hợp lý để đảm bảo ít sửa đổi.

Hàng năm, công tác giao chỉ tiêu kế hoạch cần căn cứ vào tình hình kinh tế, đặc điểm hoạt động của các chi nhánh, tránh giao những chỉ tiêu kế hoạch hoàn toàn không có khả năng thực hiện đƣợc nhƣ đối với địa bàn chi nhánh Đông Hà Nội không có các khu công nghiệp, các doanh nghiệp nƣớc ngoài thì không thể giao chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng các KHDN FDI,…;

(ii) Hoàn thiện mô hình cấp tín dụng

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mô hình cấp tín dụng tại các chi nhánh trên toàn hệ thống; thống nhất, đồng bộ các quy trình, văn bản liên quan đến hoạt động cấp tín dụng đối với tất cả các chi nhánh. Cải tiến, hoàn thiện các phầm mềm hỗ trợ công tác tác nghiệp nhanh chóng, hiệu quả, thúc đẩy công tác bán hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Việc chuyển đổi mô hình này sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt hơn hoạt động của các ngân hàng, giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp và hƣớng tới mô hình thân thiện, hợp tác với khách hàng. Tuy nhiên, chuyển đổi mô hình mới làm

nhiều khách hàng Vietinbank cảm thấy phức tạp do đó đã chuyển sang quan hệ với TCTD khác. Việc thay đổi mô hình mới thiếu hiệu quả do ngân hàng nóng vội trong chuyển đổi, không có lộ trình cụ thể rõ ràng do đó gặp nhiều khó khăn vƣớng mắc trong quá trình chuyển đổi. Theo mô hình này thì việc cấp tín dụng tại Vietinbank sẽ không còn đơn giản nhƣ giai đoạn trƣớc và CBTD không phổ biến thấu đáo đƣợc nội dung, mục đích và yêu cầu làm khách hàng hiểu lầm.

Việc khắc phục hậu quả chuyển đổi mô hình này chƣa xong thì Vietinbank có kế hoạch lại chuyển đổi mô hình cấp tín dụng tiếp theo và thời gian chuẩn bị chuyển đổi mô hình ngắn do đó chắc chắn hậu quả nhƣ việc chuyển đổi trƣớc đây sẽ đƣợc lặp lại. Kiến nghị với Vietinbank ổn định mô hình cấp tín dụng, nếu có chuyển đổi cần phải có lộ trình phù hợp.

Với một quy trình thủ tục rƣờm rà sẽ làm tiến độ cấp tín dụng cho khách hàng lâu đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung nhiều hồ sơ từ đó dẫn đến giảm sự hài lòng khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ. Do đó, ngân hàng cần xây dựng quy trình cấp tín dụng gọn nhẹ nhƣng vẫn đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Hiện tại, với KHDN ngân hàng có danh mục hồ sơ chung cho toàn bộ KHDN trong khi các hồ sơ này không phù hợp với khách hàng có quy mô siêu nhỏ hoặc quy mô vừa và nhỏ. Do đó, ngân hàng cần lập danh mục hồ sơ tối thiểu đối với từng loại khách hàng theo quy mô.

Đánh giá lại chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ hiện đang thực hiện nhƣ đào tạo trực tuyến, e-learning để có các giải pháp đào tạo, tập huấn hiệu quả hơn. Tăng cƣờng đào tạo tại nơi làm việc.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Vietinbank Đông Hà Nội trong năm năm (2010-2014) có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

1.Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nƣớc ta, nó mang lại thu nhập cao cho mỗi ngân hàng, tuy nhiên, các rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng cũng rất cao nếu công tác quản lý hoạt động tín dụng của các ngân hàng không đƣợc hoàn thiện.

2. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Vietinbank đã từng bƣớc chuyển đổi mô hình cấp tín dụng theo định hƣớng phù hợp với quản lý ngân hàng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

3. Hoạt động quản lý của Vietinbank Đông Hà Nội về lĩnh vực tín dụng thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu cơ bản, nhờ đó tăng trƣởng tín dụng cũng nhƣ cơ cấu dƣ nợ đều có sự biến động theo hƣớng tiến bộ.

Tuy vậy, quản lý hoạt động tín dụng tại Vietinbank Đông Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Các hạn chế có thể kể đến là: cơ sở hạ tầng, địa bàn hoạt động ở khu vực ngoại thành, đối tƣợng khách hàng chƣa đa dạng, quy trình thực hiện cấp tín dụng, công tác thẩm định, kiểm tra giám sát khoản vay chƣa hiệu quả…

4. Để khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian tới chi nhánh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Giải pháp về chiến lƣợc, xây dựng chính sách tín dụng nội bộ: đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng; áp dụng các chính sách cho vay nhƣ chính sách về lãi suất, chính sách về sản phẩm tín dụng

- Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng

- Nâng cao đào tạo chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng - Tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Dậu, 2009. Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng tín dụng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh 25 (2009)

2. Đỗ Văn Độ, 2007. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc thời kỳ hội nhập.Tạp chí Ngân hàng, số 4.

3. Phan Huy Đƣờng, 2012. Quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

4. Frederic S.Mishkin, 2001. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, Hà Nội: Nxb Khoa học và kỹ thuật.

5. Nguyễn Thị Thanh Hải, 2008. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam trong bối cảnh hội nhập. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học ngoại thƣơng Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thƣởng, 2014. Quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV chi

nhánh Bắc Ninh: thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng đại học

kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

7. Nguyễn Văn Hùng, 2014. Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách Nghệ An cho các huyện thuộc chương trình 30A tỉnh Nghệ An. Trƣờng đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Trƣơng Thanh Hiền, 2012. Phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – CN Bình định. Luận văn

thạc sỹ . Trƣờng đại học Đà Nẵng.

9. Võ Thị Hồng Hiển, 2011. Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại ngân hàng

thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quảng Ngãi. Luận văn

thạc sỹ . Trƣờng đại học Đà Nẵng.

10.Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuât bản Thống kê.

11.Châu Đình Linh, 2013. Chi nhánh ngân hàng hiện nay, hãy thay đổi. Tạp chí Tri Thức Trẻ, số 13.

12.Ngọc Nhân và Phƣơng Dung, (2014), Một số giải pháp tăng trƣởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Thông tin ngân hàng Vietinbank

13. Trịnh Thị Hoa Mai, 2001. Kinh tế học tiền tệ-ngân hàng. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

14. Vũ Ngọc Mai, 2012. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển thành phố Hồ Chí Minh – chi nhánh Hà Nội trong tình trạng lạm phát hiện nay. Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng . Học viện tài chính.

15.Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2001. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 3 năm 2011.

16.Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2005. Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc ngân

Hàng Nhà Nước Việt Nam. Hà Nội 7. Hà Nôi, tháng 7 năm 2005.

17.Đào Thanh Tú – Học viện ngân hàng. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro

hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

18. Lê Tấn Phƣớc, 2013. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thƣơng mại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2017. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 12- tháng 09-10/2013.

19.Lê Nguyễn Phƣơng Ngọc, 2007. Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng . Học viện tài chính.

20.Tạ Thanh Huyền – Đỗ Thu Hằng, 2014. Kinh nghiệm ngân hàng các nước trên thế giới về quản lý rủi ro thông qua mô hình quản lý tín dụng và

bài học cho Việt Nam. Học viện Ngân hàng.

21. Quốc Hội, 1997. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hà Nội, tháng 7 năm 2005.

22. Nguyễn Văn Thắng, 2013. Kinh nghiệm từ ngân hàng Australia về mở rộng mạng lưới và quản trị rủi ro. Hà Nội, tháng 2 năm 2014

23.Nguyễn Văn Tiến, 2003. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng- Nhà xuất bản thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 101 - 108)