Xây dựng kế hoạch, chính sách và quy trình thực hiện tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 53 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình quản lý hoạt động tín dụng tại Vietinbank Đông HN

3.2.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách và quy trình thực hiện tín dụng

3.2.1.1. Xây dựng kế hoạch tín dụng

Là một chi nhánh cấp 1, trực thuộc ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Hàng năm, Vietinbank Đông Hà Nội có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh chung của toàn chi nhánh trong đó có kế hoạch tín dụng là một trong những kế hoạch quan trọng nhất để trình NHCT Việt Nam phê duyệt. Công việc xây dựng kế hoạch thông thƣờng đƣợc thực hiện vào tháng 1 hàng năm, sau khi đã có kết quả kinh doanh của năm trƣớc. Tại chi nhánh, các phòng có thực hiện nhiệm vụ tín dụng là phòng KHDN, phòng bán lẻ và các phòng giao dịch loại 1 sẽ căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm trƣớc, đánh giá tình hình phát triển kinh tế của địa bàn hoạt động, nhu cầu tăng trƣởng vốn vay của các khách hàng hiện hữu, các khách hàng tiềm năng để lập kế hoạch tín dụng gửi cho phòng Tổng hợp tại chi nhánh. Dựa trên kế hoạch của các phòng xây dựng lên, Ban giám đốc cùng các trƣởng phòng sẽ tiếp tục đánh giá lại kế hoạch tăng trƣởng tín dụng, khả năng thực hiện để trình NHCT Việt Nam phê duyệt.

Kế hoạch tín dụng bao gồm các chỉ tiêu về tổng dƣ nợ, tỷ lệ tăng trƣởng, dƣ nợ phân theo đối tƣợng khách hàng, dƣ nợ phân theo kỳ hạn và kế hoạch thu nợ xử lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu; kế hoạch trích lập và xử lý rủi ro tín dụng….

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Phát triển từ một phòng giao dịch có quy mô tín dụng nhỏ đi lên, từ năm 2010, sau khi đã xử lý và cơ cấu hết các khoản nợ xấu, nợ có khả năng

mất vốn, từ một chi nhánh có số dƣ tín dụng thấp, Vietinbank Đông Hà nội đã đặt chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng năm 2011 so với năm 2010 là 87%, kết quả đạt đƣợc là 79%. Những năm tiếp theo, chỉ tiêu tăng trƣởng bình quân đƣợc đặt ra là 20%.

Kế hoạch dư nợ theo đối tượng khách hàng

Đa dạng hóa loại hình khách hàng, tăng số lƣợng khách hàng, giảm sự lệ thuộc vào một vài khách hàng lớn khi các khách hàng lớn giảm dƣ nợ thì sẽ ảnh hƣởng không nhiều đến dƣ nợ của tòan chi nhánh. Do đặc điểm địa bàn hoạt động chủ yếu tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh gia đình, nên hàng năm định hƣớng phát triển tín dụng của Vietinbank Đông Hà Nội tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh trên các địa bàn làng nghề. Ngoài ra, chi nhánh cũng định hƣớng tìm kiếm để cho vay các dự án của các Tập đoàn, tổng công ty lớn, khai thác cho vay các dự án đầu tƣ mới có hiệu quả.

Kế hoạch dư nợ phân theo kỳ hạn

Phát triển dƣ nợ và phát triển khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tập trung đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn và hạn chế cho vay trung dài hạn, đặc biệt là cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ là định hƣớng tín dụng của chi nhánh Đông Hà Nội trong những năm gần đây. Trong quá trình hoạt động, định hƣớng của Ban giám đốc là cải biến dần dần cơ cấu, danh mục đầu tƣ, phân tích hoạt động của từng khách hàng, ảnh hƣởng của khách hàng đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh để có biện pháp áp dụng thích hợp đối với mỗi khách hàng. Đối với các khách hàng không có tài sản đảm bảo, ban lãnh đạo chi nhánh đã định hƣớng giảm dần dƣ nợ của các khách hàng này, ƣu tiên phát triển dƣ nợ của các khách hàng có tài sản bảo đảm là tài sản bảo đảm tốt, có tính thanh khoản cao.

Kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro

Cùng với việc tăng trƣởng hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, công tác xử lý các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro đƣợc cũng đƣợc Vietinbank Đông Hà Nội xem là nhiệm vụ quan trọng.

Đối với các khoản nợ đã cơ cấu, chi nhánh luôn yêu cầu các phòng ban phải tập trung bám sát tình hình diễn biến của khách hàng có nợ cơ cấu, đây là những khoản nợ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao.

Đối với nợ nhóm 2 và nợ xấu: chi nhánh có kế hoạch trích lập dự phòng áp dụng các biện pháp để kiên quyết thu hồi dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ XLRR nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính cũng nhƣ đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Vietinbank Đông Hà Nội. Lập kế hoạch, phƣơng án xử lý đến từng món nợ, xác định nguồn thu hồi và các biện pháp xử lý cụ thể đối với từng khách hàng, thời gian thực hiện; các kế hoạch đƣợc giao chi tiết đến từng cán bộ, từng phòng ban; giao và đánh giá kết quả thực hiện hàng tuần, tháng, quý, năm.

Số lượng KH vay vốn

Chi nhánh định hƣớng mở rộng quy mô về số lƣợng khách hàng nhằm tránh tập trung dƣ nợ vào một khách hàng, khi xảy ra rủi ro đối với khách hàng đó thì sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến tòan bộ dƣ nợ của chi nhánh.

3.2.1.2. Xây dựng chính sách tín dụng nội bộ

Trong xu hƣớng tiếp tục đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh, các ngân hàng thƣơng mại đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đa dạng hóa dịch vụ ngân ngân hàng bán lẻ hiện đại. Việc nâng cao chất lƣợng tín để đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân hàng một cách bền vững đông thời đảm bảo cho hiệu quả kinh doanh

Vietinbank nói chung và của chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng. Các chính sách tín dụng đã đƣợc xây dựng và áp dụng tại Vietinbank Đông Hà Nội nhƣ sau:

(i) Áp dụng các chính sách, chương trình cho vay của NHNN

Từ năm 2012, NHNN đã đƣa ra các chƣơng trình, chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, lộ trình giảm dần các mức lãi suất điều hành làm cơ sở để các NHTM giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận đƣợc các nguồn vốn tín dụng. Các chƣơng trình, chính sách hỗ trợ của NHNN nhƣ thông tƣ số 11/2013/TT- NHNN về cho vay hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết số 02/NQ-CP và nghị quyết số 48/NQ-CP; các chƣơng trình hỗ trợ lãi suất cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay phát triển thủy sản theo nghị định 67/2014 của chính phủ, cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu… Chi nhánh Đông Hà Nội đã xác định, phân loại nhu cầu của khách hàng, đánh giá các đối tƣợng khách hàng thuộc các đối tƣợng cho vay theo các chính sách này để có các cơ chế ƣu đãi phù hợp nhằm phát triển, gia tăng số lƣợng khách hàng đƣợc vay vốn, tăng dƣ nợ quy mô tín dụng của chi nhánh đồng thời việc hỗ trợ vốn của Vietinbank cho các khách hàng theo các chính sách này đã đem lại nhiều lợi ích cho các cá nhân có thu nhập thấp có thể mua nhà, góp phần an sinh xã hội, các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu đƣợc hỗ trợ về tài chính, lãi suất, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Kể từ tháng 6/2013, Vietinbank đã triển khai cho vay mua nhà ở đối với các khách hàng cá nhân thuộc đối tƣợng đƣợc hỗ trợ theo thông tƣ số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 và quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của chính phủ. Đến 31/12/2014, doanh số giải ngân cho các khách hàng đƣợc áp dụng theo đối

tƣợng này tại chi nhánh Đông Hà Nội đạt 104 tỷ/499 khách hàng và dƣ nợ đạt 94 tỷ.

Một số phòng giao dịch của của Vietinbank Đông Hà Nội đƣợc đặt tại khu vực nông thôn nên thuận lợi cho việc áp dụng chính sách cho vay theo Chƣơng trình ƣu đãi lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn theo nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Thủ tƣớng chính phủ và Thông tƣ 14/2010/TT-NHNN ngày 14/06/2010 của Ngân hàng nhà nƣớc. Dƣ nợ theo các đối tƣợng khách hàng này năm 2012 là 7,5 tỷ; năm 2013 là 17 tỷ và đạt 92 tỷ vào năm 2014.

(ii) Chính sách tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam

Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ năm 2013, Vietinbank luôn là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các chính sách ƣu đãi, cho vay của NHNN cũng nhƣ ban hành các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, các chƣơng trình cho vay ƣu đãi lãi suất áp dụng cho các đối tƣợng vay vốn khác nhau, thông qua đó các chi nhánh của Vietinbank có thể thu hút đƣợc nhiều khách hàng vay vốn, tăng trƣởng tín dụng nhƣ các chƣơng trình ƣu đãi lãi suất áp dụng cho KHDN lớn, các KHDN tiềm năng, các KHDN FDI, ƣu đãi lãi suất cho các khách hàng bán lẻ, ….

Xây dựng các chính sách cho vay đối với các đối tƣợng khách hàng kinh doanh trên địa bàn hoạt động của chi nhánh nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tải, xây dựng và trình Ngân hàng công thƣơng Việt Nam phê duyệt chính sách cho vay đối với các làng nghề trên địa bàn nhƣ chính sách cho vay ƣu đãi lãi suất, cho vay cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ; cho vay thấu chi ƣu đãi lãi suất; cơ chế giải ngân cho vay các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ …

3.2.1.3. Xây dựng quy trình tín dụng

Theo quy trình cấp tín dụng hiện nay tại Vietinbank là các bƣớc bắt đầu từ khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và kết thúc khi ngân hàng tất toán, kết thúc quan hệ tín dụng với khách hàng. Bao gồm các bƣớc cơ bản sau:

Bƣớc 1. Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

Bƣớc 2. Thẩm định, phân tích tín dụng. Bƣớc 3. Quyết định tín dụng.

Bƣớc 4. Thực hiện tín dụng.

Bƣớc 5. Kiểm tra giám sát thực hiện tín dụng, xử lý phát sinh Bƣớc 6. Thanh lý tín dụng.

Từ năm 2011 trở về trƣớc, Vietinbank Đông Hà Nội cũng nhƣ các chi nhánh khác của Vietinbank thực hiện cấp tín dụng theo quy trình: các phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ cho vay bao gồm phòng khách hàng, phòng giao dịch loại 1sẽ thực hiện trực tiếp thực hiện toàn bộ quy trình cung ứng sản phẩm tín dụng cho khách hàng từ khâu tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ đến khâu thẩm định quyết định cho vay, thực hiện giải ngân cho khách hàng,… Với mô hình này thực tế cho thấy nhiều rủi ro đạo đức có thể xảy ra làm chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hƣởng lớn. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống TCTD Việt Nam hiện nay đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. Với mô hình này một CBTD phải thực hiện nhiều công việc do đó khó có thể đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Hoạt động trong ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó để quyết định cấp tín dụng khách hàng, ngân hàng cần phân tích sâu, kỹ và am hiểu khách hàng và để nâng cao chất lƣợng thẩm định này thì Vietinbank nói

chung và chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng đã tách khâu thẩm định riêng với khâu quan hệ khách hàng.

Theo đó, thực hiện quy định của NHCT VN về việc chuyển đổi mô hình cấp tín dụng giai đoạn 1, từ tháng 1/2012 chi nhánh chuyển đổi sang mô hình mới, phòng khách hàng, phòng giao dịch thực hiện tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ và thẩm định sơ bộ về khách hàng; phòng quản lý rủi ro thẩm định khách hàng và đề xuất cấp tín dụng, đối với hồ sơ vƣợt thẩm quyền của chi nhánh, phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm trình hồ sơ lên trụ sở chính.

Để nâng cao hiệu quả công tác cấp tín dụng cho khách hàng, kể từ năm 2013 đến nay, Vietinbank đã chuyển đổi sang mô hình tín dụng tập trung, NHCT Việt Nam thành lập phòng thẩm định khách hàng, phòng kiểm soát giải ngân tại trụ sở chính, giảm mức ủy quyền cho các chi nhánh. Đối với mức ủy quyền thẩm định sẽ đƣợc phân theo loại chi nhánh, mức xếp hạng của khách hàng và đặc thù của sản phẩm. Chi nhánh Đông Hà Nội đƣợc xếp hạng 1 vì vậy, mức ủy quyền thẩm định đối với khách hàng hạng A trở lên là 25 tỷ đồng, với khách hàng BB chỉ còn là 2 tỷ đồng. Đối với kiểm soát giải ngân, chi nhánh chỉ đƣợc ủy quyền giải ngân đối với doanh nghiệp dƣới 3 tỷ, đối với KHCN dƣới 2 tỷ. Các hồ sơ vƣợt thẩm quyền này, chi nhánh sẽ phải trình trụ sở chính xem xét để phê duyệt.

Tại Vietinbank, chi nhánh Đông Hà Nội, quy trình thực hiện tín dụng đƣợc xây dựng tuân thủ theo quy trình tín dụng của NHCT VN, tuy nhiên, Ban lãnh đạo chi nhánh đã yêu cầu xây dựng quy trình thẩm định các khoản tín dụng của các phòng giao dịch loại 2 là các phòng trƣớc đây chỉ có hoạt động huy động tiền gửi và các hoạt động dịch vụ khác. Theo đó, các khoản tín dụng do các phòng giao dịch loại 2 tiếp cận và thu thập hồ sơ của khách hàng sẽ đƣợc thẩm định và phê duyệt tín dụng bởi phòng bán lẻ tại chi nhánh.

Phòng giao dịch tiếp nhận khoản tín dụng thực hiện giải ngân và kiểm soát tín dụng theo mức thẩm quyền giải ngân là dƣới 200 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)