Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 65 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình quản lý hoạt động tín dụng tại Vietinbank Đông HN

3.2.3. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

(i) Kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng

Vietinbank có quy trình riêng về nội dung kiểm tra kiểm soát sau cho vay nhằm giảm thiểu RRTD khi cấp tín dụng cho khách hàng và chi nhánh thực hiện theo quy trình này.

Đánh giá và theo dõi mục đích sử dụng vốn vay

Việc theo dõi mục đích sử dụng vốn vay ngoài kiểm soát mục đích vay của khách hàng nó còn có ý nghĩa trong việc khách hàng tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng. Với cho vay sản xuất kinh doanh, ngân hàng tài trợ cho khách hàng mua lô hàng, khách hàng sẽ lấy nguồn thu từ việc bán lô hàng đó để thanh toán cho ngân hàng tuy nhiên nếu không kiểm soát đƣợc mục đích vay vốn, khách hàng lấy số tiền đó đầu tƣ vào BĐS khi thị trƣờng BĐS đóng băng trong những năm trƣớc khoản vay đến hạn không đƣợc thanh toán, làm gia tăng nợ quá hạn. Vì vậy, chi nhánh tăng cƣờng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đối với:

Giải ngân tiền mặt, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân;

Dự án, định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra tình hình thực hiện dự án.

Đối với bảo lãnh và L/C, chi nhánh yêu cầu định kỳ kiểm tra tình hình thực hiện L/C và thực hiện nghĩa vụ phát sinh bảo lãnh. Căn cứ vào từng loại bảo lãnh, L/C mà chi nhánh quy định cụ thể. Nhƣ vậy, chi nhánh kiểm soát chặt chẽ mục đích cấp tín dụng và hơn so với các TCTD khác đó là thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện L/C và thực hiện nghĩa vụ phát sinh bảo lãnh. Ít ngân hàng quy định kiểm tra nội dung này, tuy nhiên việc ngân hàng bị thanh toán bắt buộc đối với bảo lãnh và L/C ảnh hƣởng trực tiếp tới việc chuyển nhóm nợ của khách hàng, do đó kiểm soát kỹ nội dung này là hợp lý. Nhiều khách hàng sau khi mua về sử dụng tiền bán hàng của lô hàng mà chi nhánh tài trợ vào mục đích khác và việc giải ngân tiền mặt tƣơng đối rủi ro do đó với thời gian kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong trƣờng hợp giải ngân tiền mặt, chuyển khoản là hơi dài, khiến một số trƣờng hợp chi nhánh không thể kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.

Kiểm tra hoạt động SXKD và tình hình tài chính của khách hàng

Theo quy định, định kỳ 6 tháng/lần chi nhánh phải kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động SXKD của KHDN để từ đó có đề xuất tín dụng phù hợp với khách hàng. Trong tình hình kinh tế biến động nhƣ hiện nay, việc yêu cầu định kỳ 6 tháng/lần là tƣơng đối dài, trong vòng 6 tháng đủ để nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, di chuyển địa điểm kinh doanh,… Ngoài ra, nguồn thu nhập của KHCN ảnh hƣởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng thì chi nhánh chƣa quy định cụ thể việc định kỳ kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân. Ngoài ra, cán bộ tín dụng chƣa nghiêm túc trong việc kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, điển hình là cán bộ tín dụng không kiểm tra và nếu có kiểm tra nội dung sơ sài chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

(ii) Kiểm tra, kiểm soát tuân thủ quy trình, quy chế

Hoạt động cho vay là một hoạt động chính của các ngân hàng, hiệu quả của hoạt động cho vay phụ thuộc và chất lƣợng của các khoản cấp tín dụng. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, quy chế của ngành, quy định pháp luật là một trong những yêu cầu đầu tiên của hoạt động cấp tín dụng. Do đó, nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định cũng nhƣ hạn chế những tồn tại phát sinh, những rủi ro tiềm ẩn có thể gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng các khoản nợ, NHCT VN đã thành lập bộ máy kiểm tra kiểm soát hoạt động độc lập với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phòng kiểm tra kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tất cả các hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong đó có hoạt động cho vay.

Hình thức kiểm tra đƣợc thực hiện chủ yếu là hàng ngày tất cả các khoản vay đã đƣợc giải ngân đƣợc thực hiện tại các phòng giao dịch, phòng khách hàng phải đƣợc chuyển về cho phòng kiểm tra kiểm soát khu vực để rà soát, kiểm tra lại việc giải ngân có đúng mục đích vay vốn theo HĐTD hay không, kiểm tra việc tuân thủ mức ủy quyền cấp tín dụng, quy định, quy chế của NHCT VN và NHNN, quy định của pháp luật.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề tín dụng, kiểm tra các khoản vay theo chƣơng trình tín dụng, kiểm tra toàn diện hoạt động của các phòng giao dịch…;

Bộ máy kiểm tra kiểm soát hoạt động tách biệt với hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã hạn chế đƣợc nhiều sai sót trong hoạt động tín dụng của đơn vị, chất lƣợng của các khoản vay của chi nhánh ngày càng đƣợc nâng cao, giảm đƣợc các khoản nợ xấu, nợ XLRR do các khoản vay đƣợc kiểm

soát chặt chẽ, cho vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro về đạo đức của các cán bộ tín dụng.

Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, đã tham mƣu cho ban lãnh đạo các cấp trong việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh một các nhanh nhạy, hiệu quả, hạn chế tồn tại, sai sót phát sinh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm góp phần đƣa hoạt động kinh doanh tuân thủ đúng, quy chế, quy trình nghiệp vụ của ngành và pháp luật.

Theo kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát của khu vực, số lƣợng lỗi tác nghiệp của chi nhánh Đông Hà Nội giảm dần qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ lỗi tác nghiệp phát sinh là 30%, năm 2011 là 28%; năm 2012 là 24%; năm 2013 là: 22% và đến năm 2014, tỷ lệ lỗi giảm xuống còn 20%; Hầu hết các lỗi tác nghiệp đƣợc bộ phận kiểm tra kiểm soát phát hiện đã đƣợc khắc phục kịp thời. Vietinbank Đông Hà Nội làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự cũng nhƣ đào tạo cán bộ về nghiệp vụ, về đạo đức nghề nghiệp nên từ năm 2010 đến nay, chi nhánh chƣa phát hiện các rủi ro về đạo đức của cán bộ làm công tác tín dụng.

3.2.4. Một số kết quả hoạt động tín dụng của Vietinbank Đông Hà Nội giai đoạn 2010-2014

(i) Thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp

Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn trong quản lý hoạt động tín dụng tại Vietinbank Đông Hà Nội nhƣng Ban lãnh đạo chi nhánh đã định hƣớng tốt các chiến lƣợc hoạt động, đề ra các chính sách tín dụng nội bộ phù hợp để đƣa hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt đƣợc một số kết quả nhất định.

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động tín dụng của Vietinbank Đông Hà Nội

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Chỉ tiêu về quy mô

1 Huy động vốn (tỷ đồng) 2,004 2.800 3,586 4,978 5,488 2 Dƣ nợ tín dụng (tỷ đồng) 1,174 2,097 2,397 2,911 3,343 Các chỉ tiêu cơ cấu

3 Tỷ lệ dƣ nợ trung dài hạn/Tổng dƣ nợ 32% 30% 28,4 29,3% 30,4%

4 Tỷ lệ DN không có TSBĐ/Tổng dƣ nợ 36% 38,2% 36,8% 43,4% 32,65%

Các chỉ tiêu phản ánh HQKD

5 Thu phí dịch vụ (tỷ đồng) 9 15 16 18 22

6 Lợi nhuận trƣớc thuế (tỷ đồng) 39 83 71 92 105

Chỉ tiêu chất lƣợng tín dụng

7 Dƣ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) 0 0 62,4 13.1 8.14

8 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ (%). 0 0 2,58% 0.45% 0.24%

9 Thu nợ XLRR 3 15 24 54 15

Chỉ tiêu tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ

Tổng dƣ nợ đến 31/12/2014 đạt 3.343 tỷ đồng, tăng 2.169 tỷ đồng so với năm 2010. Tỷ lệ tăng trƣởng qua các năm đạt 79% năm 2011; 14% năm 2012; năm 2013 tăng 21% và năm 2014 tăng 15%.

Với chính sách hạn chế cho vay trung dài han, tập trung đầu tƣ cho vay ngắn hạn, cho vay các phƣơng án vay vốn của các KHDN, KHCN có quy mô nhỏ và vừa, hàng năm, dƣ nợ vay trung hạn trên tổng dƣ nợ của Vietinbank Đông Hà Nội chiếm tỷ lệ 30%; cơ cấu dƣ nợ trung dài hạn/tổng dƣ nợ qua các năm lần lƣợt là: 32%, 30%, 28,4%, 29,3% và 30,4%; tỷ lệ dƣ nợ trung dài hạn năm 2010 và 2011 cao do chi nhánh tham gia dự án đồng tài trợ cho Công ty Vinalines vay mua tàu chở hàng khô. Trong những năm đầu, việc cho vay các dự án triển khai có hiệu quả, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng đồng thời cho doanh số cho vay lớn làm tăng quy mô dƣ nợ của chi nhánh trong điều kiện quy mô dƣ nơ của chi nhánh đang còn thấp.

Chỉ tiêu chất lượng tín dụng

Chất lƣợng tín dụng của chi nhánh ngày càng đƣợc nâng cao, công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro luôn đƣợc Ban giám đốc chi nhánh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đảm bảo góp phần tăng lợi nhuận, thực hiện kế hoạch của NHCT cấp trên giao. Trong sự chỉ đạo điều hành thì Giám đốc chi nhánh là trƣởng ban xử lý nợ và các trƣởng phòng chuyên môn là các thành viên.

Trong hoạt động tín dụng, 2 tỷ lệ đƣợc ban điều hành quan tâm nhiều nhất vì đây là 2 chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất chất lƣợng tín dụng của chi nhánh. , đó là nợ quá hạn và nợ xấu. Trong các năm 2010 đến 2011 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh gần nhƣ không có, số tiền thu hồi từ xử lý rủi

ro cũng không nhiều, điều này chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của chi nhánh tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, trong năm 2012 và đầu năm 2013, kinh tế Việt Nam bị ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trƣờng bất động sản, chứng khoán trong nƣớc đóng băng dẫn, các doanh nghiệp không bán đƣợc hàng, không thu hồi đƣợc khoản phải thu,… làm cho khả năng trả nợ của nhiều doanh nghiệp bị giảm sút mạnh. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, Vietinbank Đông Hà Nội cũng không tránh khỏi tình trạng khó khăn trong hoạt động tín dụng, nợ nhóm 2, nợ xấu có dấu hiệu tăng mạnh vào nửa cuối năm 2012, cụ thể là: năm 2011, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu là 0% , cuối năm 2012 tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu là: 2,58% và năm 2013, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu là: 0,45% , và năm 2014 là 0,24. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong hai năm 2013, 2014 thấp nhƣng chƣa phản ánh đƣợc thực chất về chất lƣợng nợ của chi nhánh do năm 2014, chi nhánh Đông Hà Nội đã chuyển một số khoản nợ xấu của 2 khách hàng với dƣ nợ là 55 tỷ thành nợ xử lý rủi ro, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Thực chất các khoản nợ này vẫn là nợ xấu khó có khả năng thu hồi.

(ii). Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ

Kể từ năm 2010, sau khi Vietinbank Đông Hà Nội đã xử lý xong một số khỏan nợ xấu của các khách hàng lớn của những năm trƣớc để lại, ban lãnh đạo chi nhánh Đông Hà Nội một mặt rà soát đánh giá tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn hoạt động, một mặt tranh thủ sự hỗ trợ của NHCT VN cho vay đồng tài trợ các dự án của các Tổng công ty nhằm tăng trƣởng dƣ nợ, đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Từ năm 2012, Vietinbank Đông Hà Nội đã định hƣớng tập trung tăng trƣởng, phát triển khách hàng bán lẻ, các khách hàng cá nhân có doanh số vay thấp nhƣng đem lại chênh lệch về lãi suất cao, có tài sản bảo đảm chắc chắn.

Kết quả hoạt động tín dụng của Vietinbank Đông Hà Nội phân theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2010-2014.

Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ phân theo nhóm KH tại Vietinbank Đông HN

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 DN Tỷ lệ DN tỷ lệ DN Tỷ lệ DN Tỷ lệ DN tỷ lệ KH doanh nghiệp lớn 425 36% 993 47% 1,170 49% 1,228 42% 1,768 53% Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 644 55% 856 41% 948 40% 1,250 43% 918 27% Khách hàng cá nhân 105 9% 248 12% 279 12% 433 15% 657 20% Tổng 1,174 100% 2,097 100% 100% 2,397 100% 2,911 100% 3,343 100%

(nguồn: Vietinbank, chi nhánh Đông Hà Nội)

Năm 2010, cơ cấu cho vay theo nhóm khách hàng doanh nghiệp (KHDN) chiếm tỷ lệ cao trong tổng dƣ nợ của Vietinbank Đông Hà Nội. Định hƣớng tín dụng của chi nhánh là mở rộng cho vay đối với khách hàng bán lẻ nên tỷ lệ dƣ nợ cho vay đối với các khách hàng cá nhân hộ gia đình tăng lên qua các năm, năm 2010 là 9%; năm 2011, 2012: 12%; năm 2013: 15% và năm 2014 tăng lên đạt 20%. Có thể thấy, định hƣớng quản lý tín dụng theo đối tƣợng khách hàng của Vietinbank Đông Hà Nội có đã đạt đƣợc kết quả nhất định.

(iii) Chỉ tiêu lãi suất mua, bán vốn

Kể từ năm 2013, NHCT VN thực hiện cơ chế mua bán vốn giữa trụ sở chính và chi nhánh, chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để tính toán đƣợc hiệu quả của

hoạt động tín dụng nên là một trong những chỉ tiêu đƣợc Ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm trong quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Bảng 3.6. Chênh lệch giá mua bán vốn trong 2 năm 2013-2014.

Chỉ tiêu

Lãi suất bình quân năm 2013

Lãi suất bình quân năm 2014

VNĐ USD EUR VNĐ USD EUR 1. Lãi suất đầu ra (%

năm)

1.1.Lãi suất đầu ra bình

quân (1): 11,45% 4,74% 9,53% 3,62%

1.2. Lãi suất NHCT VN

bán vốn bình quân (2) 8,77% 4,50% 7,03% 3,30%

Chênh lệch Lãi suất

đầu ra (1-2) 2,68% 0,25% 2,50% 0,32% 2. Lãi suất đầu vào (%

năm)

2.1. Lãi suất đầu vào

bình quân (3): 7,24% 1,79% 2,24% 5,73% 0,96% 1,93% 2.2. Giá NHCT VN

mua vốn bình quân (4) 8,88% 3,50% 4,17% 7,31% 2,90% 3,35%

Chênh lệch lãi suất

đầu vào(4-3) 1,64% 1,70% 1,93% 1,58% 1,94% 1,42%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Đông Hà Nội).

Chênh lệch lãi suất đầu ra bình quân năm 2014 giảm 0,18% đối với VNĐ và tăng 0,07% đối với USD. Các chính sách của NHNN áp dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay Việt Nam đồng giảm làm giảm lợi nhuận từ hoạt động cho vay của các ngân hàng. Để hạn chế tình trạng Đô la hóa, ổn

định thị trƣờng ngoại tệ, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động bằng tiền USD của các tổ chức tín dụng do vậy, chênh lệch giữa lãi suất cho vay USD tăng, tuy nhiên chính sách hạn chế cho vay ngoại tệ dẫn đến dƣ nợ ngoại tệ của chi nhánh giảm, lợi nhuận từ cho vay ngoại tệ không tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)