Chƣơng trình hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai” giữa Trung Quốc và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 39 - 40)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

1.2.3. Chƣơng trình hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai” giữa Trung Quốc và Việt Nam

Quốc và Việt Nam

Sáng kiến xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn

41

Khải. Đó là hai hành lang kinh tế “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, hành lang “Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng” và một “Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ” (bao gồm Miền Bắc Việt Nam và 4 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam).

Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” đem lại lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt chính trị và xã hội. Trong đó, lợi ích lớn nhất của hợp tác là vị trí địa lí và hệ thống giao thông làm cho con đường ra biển thâm nhập vào thị trường bên ngoài được rút ngắn lại. Từ thủ phủ tỉnh Vân Nam nếu đi băng đường sắt qua Lào Cai ra cảng biển Hải Phòng chỉ dài 854 km. Trong khi tuyến đường sắt nội địa ngắn nhất đi ra cảng Phòng Thành (thuộc tỉnh Quảng Tây) cũng dài hơn 1.800 km. Tuyến đường bộ Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng là tuyến ngắn nhất trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu quá cảnh từ Vân Nam đi Việt Nam tới một nước ASEAN thứ 3.

Các lĩnh vực hợp tác sẽ bao gồm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, khai thác tài nguyên, chế biến, điện lực. Lộ trình hợp tác từ 2005 đến 2010 bắt đầu từ giao thông vận tải, chế biến, điện lực, tiện lợi hoá đầu tư, thương mại; từ 2010 đến 2020 sẽ triển khai toàn diện, thu hút sự tham gia của nhiều nước ASEAN, đẩy mạnh hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN. Do đó, hai bên đã xác định hợp tác “hai hành lang, một vành đai” không phải là khu kinh tế độc lập mà sẽ là khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và hợp tác tiểu vùng sông Mekong. Nghĩa là, mô hình này sẽ mở cho các nước khác tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)