Tạo lập đối tác đầu tƣ trong nƣớc với các doanh nghiệp của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 101 - 102)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

3.3.3. Tạo lập đối tác đầu tƣ trong nƣớc với các doanh nghiệp của Trung Quốc

Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, liên kết khu vực và tự do hoá thương mại giữa Việt Nam và ASEAN nói chung và với Trung Quốc nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường hoạt động hợp tác, liên kết liên doanh với các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất - kinh doanh Trung Quốc là một nhân tố lôi kéo, thu hút các công ty của Trung Quốc vào Việt Nam để đầu tư vào các công trình hoặc các nhà máy sản xuất sản phẩm để tiêu thụ ở các thị trường Việt Nam và Trung Quốc cũng như các thị trường khác trên thế giới kể cả các nước Châu Âu, Châu Mỹ như: các mặt hàng điện tử, các mặt hàng máy móc thiết bị và sản phẩm cơ khí, đồ điện gia dụng, thức ăn gia súc, thực phẩm, dược phẩm...

Ngoài ra, cần phải đa dạng hoá hình thức đầu tư và thực hiện tốt việc kết hợp các hình thức đầu tư để từng bước tăng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Đổi mới phương thức hợp tác đầu tư để đạt được yêu cầu vừa giữ thế chủ động, linh

103

hoạt trong đầu tư, vừa tạo cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Đổi mới cần thực hiện theo hướng: thiết lập quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp lớn đồng thời khai thác thế mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; ký kết hợp đồng đầu tư theo thông lệ quốc tế để phát huy thế mạnh của nước ta và của Trung Quốc trong các lĩnh vực đầu tư.

Trung Quốc đang có chiến lược đầu tư nhiều nhà máy chế biến nông sản ở nước ta. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nước ta cần hợp tác để chủ động cải tiến công nghệ chế biến, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.

Hiện các doanh nghiệp Trung Quốc đang đặt nhà máy sản xuất nhiều mặt hàng, như: ôtô, xe máy, điện - điện tử tại nhiều nơi ở Việt Nam với chi phí rẻ hơn 30 % so với làm tại Trung Quốc để xuất đi nước thứ ba. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hợp tác đầu tư để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)