Góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 75 - 76)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.3.1.3. Góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam

Việt Nam

Các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc vào Việt Nam góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài những công trình và các nhà máy do Trung Quốc đầu tư đã hoạt động trong nhiều năm qua, trong những năm gần đây đã có các dự án FDI lớn của Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam. Trong đó một số dự án điển hình như: dự án lớn nhất của Trung Quốc đang đầu tư tại Việt Nam là Công ty TNHH thép Fuco tại Bà Rịa - Vũng Tàu; dự án Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt- Trung tại Lào Cai; dự án đầu tư xây dựng, quản lí và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp ở Hải Phòng của Công ty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm Việt; dự án khai thác kinh doanh khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản ở Tiền Giang của Công ty TNHH Đầu tư quản lí Tiền Giang, Trung Quốc; dự án sản xuất giầy ở Đồng Nai của Công ty Đông Phương, Trung Quốc; vv...Đặc biệt là các dự án hợp tác phát triển vì những dự án này được coi là sự chuẩn bị cho FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Từ năm 2001 đến nay nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Trung Quốc đã tăng lên mạnh mẽ và được hai nước ưu tiên sử dụng trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang cần. Đó là hợp tác trong lĩnh vực điện với trên 10 dự án, lĩnh vực khai khoáng 10 dự án, lĩnh vực luyện kim 5 dự án, lĩnh vực phân bón, hoá chất 5 dự án, lĩnh vực cơ khí 3 dự án. Ngày 22-10-2008, trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác kinh tế quan trọng: Thỏa thuận giữa Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Bộ Tài chính Việt Nam về việc cung cấp tín dụng dự án đường sắt nhẹ Hà Nội - Hà Đông và việc sử dụng tín dụng ưu đãi bên mua; Thỏa thuận hợp tác giữa UBND thành phố Hải Phòng với Chính quyền thành phố Thâm Quyến về việc xây dựng Khu kinh tế thương mại Việt -Trung tại Hải Phòng; Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2009-2010 giữa Hội Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam với Hội Hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc; Thỏa thuận giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam với CMG (Tập đoàn Chiêu Thương) về việc xây dựng, vận hành Cảng Sao Mai - Bến Đình và Thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam với Công ty dầu khí Hải Dương

77

Trung Quốc (CNOOC)… Các hạng mục hợp tác trên và các dự án FDI của Trung Quốc đã và đang lần lượt đi vào hoạt động, góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)