Tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thu hút FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 96 - 97)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

3.3.2. Tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thu hút FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam

Trung Quốc vào Việt Nam

Hiện nay, các nhà đầu tư của Trung Quốc vẫn thường phàn nàn về kết cấu hạ tầng ở nhiều khu vực phía Bắc nước ta đặc biệt là vùng biên giới còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc. Rõ ràng là, kết cầu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện dự án đầu tư vào Việt Nam có hiệu quả. Do đó, chúng ta cần phải tập trung vốn để xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tạo tiền đề, cơ sở thu hút vốn FDI nói chung và vốn FDI của Trung Quốc nói riêng, cụ thể là:

Một là, cần chú ý trước hết đến nâng cấp, bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống giao thông, đặc biệt là điện nước để đảm bảo đủ sức phục vụ các hoạt động đầu tư ngày càng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ. Tránh tình trạng mất điện thường xuyên trong các tháng cao điểm và cắt điện phải báo trước cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, trang bị đủ các

98

loại máy móc, thiết bị thông tin, viễn thông, khắc phục tình trạng làm thủ công, chậm trễ, thiếu chính xác.

Hai là, cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, tạo điều kiện vận chuyển thông thoáng, dễ dàng hàng hoá từ các địa phương của ta xuất khẩu sang Trung Quốc với chi phí vận chuyển thấp.

Ba là, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ đầu tư ở khu vực miền núi biên giới phía Bắc đang có những yêu cầu bức xúc. Vấn đề này liên quan trước hết đến việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ sức khoẻ, kỹ năng, kiến thức, trình độ Tiếng Trung để thực thi nhiệm vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và quản lý. Trong điều kiện của các tỉnh miền núi vùng biên, việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có nhiều khó khăn, phải từng bước vững chắc và kiên trì, đảm bảo tính liên tục và lâu dài. Đặc biệt, hệ thống đường giao thông biên giới là một trong những cơ sở vật chất quan trọng phục vụ trực tiếp giao lưu kinh tế với các nước láng giềng. Các tỉnh biên giới cần nhanh chóng quy hoạch mạng lưới dự án phù hợp với quy hoạch vùng để kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, các địa phương, các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực hơn nữa, thực hiện phương thức “Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân cùng đóng góp” để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu việc này không làm tốt được thì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc. Cụ thể cần đẩy mạnh các chương trình hợp tác sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)