Kinh nghiệm của Malayxia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 36 - 37)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

1.2.2.3. Kinh nghiệm của Malayxia

Chính phủ Malayxia đã có một số điều chỉnh tích cực trong chính sách thu hút vốn FDI. Năm 2000, Chính phủ Malayxia đã đề ra kế hoạch thu hút FDI để phát triển và làm chủ công nghiệp điện tử. Trong giai đoạn 2000 – 2005, mục tiêu của Chính phủ Malayxia là thu hút FDI chất lượng cao, tri thức công nghệ mới để hiện đại hóa hệ thống sản xuất nội địa. Kế hoạch này đã loại bỏ hoạt động lắp ráp, tiến thẳng vào chế tạo làm phong phú thêm chuỗi giá trị nhờ các khu chế suất quy mô lớn, chất lượng cao. Chính phủ Malayxia đã thành lập 4 khu công nghiệp lớn trong giai đoạn này là: Penang, Selangor, Nam Ihor và Multimedia Super Corridor. Kế hoạch này đã giúp Malayxia tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử.

Về chính sách bảo đảm đầu tư: Malayxia đã ký Hiệp định bảo hộ đầu tư với 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm tạo lập lòng tin. Về chính sách cổ phần đầu tư: đối với khu vực sản xuất, các dự án đầu tư có thể thực hiện dưới hình thức 100 % vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Với các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng, đa dạng hoá, các nhà thầu có thể sở hữu 100 % vốn nước ngoài không phụ

38

thuộc vào tỷ lệ xuất khẩu. Từ năm 2006, Malayxia cho phép 100 % sở hữu nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà không yêu cầu điều kiện xuất khẩu đối với các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng và đa dạng hoá về đầu tư. [44]

Về chính sách khuyến khích đầu tư, thuế thu nhập công ty mức bình thường là 28 %; đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến dầu khí, mức thuế là 38 %. Tuy nhiên, áp dụng khuyến khích thuế đối với các công ty sử dụng công nghệ cao, các dự án chiến lược nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm hoặc các hoạt động quan trọng của quốc gia; các dự án vừa và nhỏ…Malayxia áp dụng thuế VAT. Thuế doanh thu bán hàng được tính chung là 10 %. Đối với vật liệu xây dựng và thực phẩm không thiết yếu, thuế doanh thu bán hàng tính ở mức 25 %. Rượu tính ở mức 20 %. Thuế dịch vụ theo tỷ lệ giá trị ước tính 5 %. Thuế chuyển lợi nhuận áp dụng đối với người nước ngoài, đối với các trường hợp đặc biệt là 10 %. Thuế bản quyền là 10 %; thuế dịch vụ vui chơi giải trí công cộng là 15 %...

Malayxia cũng rất chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu năm 1990 Malayxia chỉ có 86.115 km đường nhựa, đến năm 2008, Malayxia đã có 93.109 km và 1.686 km đường sắt. Đầu tư của Chính phủ Malayxia cho giáo dục trong giai đoạn từ 2001 – 2009 bình quân khoảng 6 % GDP. Do đó, đến nay Malayxia đã có một hệ thống giao thông tương đối hiện đại, thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng miền của Malayxia. [30, tr. 248 -249]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)