Đẩy mạnh chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 100 - 101)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

3.3.2.2. Đẩy mạnh chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)

Kết quả hợp tác những năm qua trong Tiểu vùng Mekong đã góp phần nâng tầm hạ tầng cơ sở vốn yếu kém của khu vực. Hành lang Đông-Tây nối Đà Nẵng (Việt Nam) –Thái Lan đang vươn tới các cảng nước sâu của Myanma để đi ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hành lang Bắc-Nam từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Lào tới Thái Lan sắp thông xe sẽ giúp cho vùng Tây Nam Trung Quốc có đường ra biển. Hành lang dọc bờ biển phía Nam Việt Nam - Campuchia - Thái Lan tạo sự gắn kết Tiểu vùng Mekong với các nước ASEAN biển đảo và dự kiến còn kéo dài sang Myanma để tới Ấn Độ. Các hệ thống giao thông huyết mạch của Việt Nam cũng được nối trực tiếp với các tuyến đường bộ ASEAN và các hành lang quốc tế Tiểu vùng Mekong mở rộng.

Cho đến nay, những trục giao thông chính huyết mạnh trong toàn khu vực đã được xây dựng và đưa vào khai thác như: tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, Bắc – Nam, hai tuyến hành lang phía Nam và các tuyến giao thông quốc gia nối các thành phố lớn dọc theo tuyến hành lang. Tuy nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập cần được giải quyết để thúc đẩy giao thông giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á:

102

Thứ nhất, vấn đề tính kết nối giữa các địa phương trên tuyến hành lang với nhau và với các địa phương lân cận còn nhiều bất cập. Các địa phương của các nước thành viên chưa triển khai đồng bộ các dự án. Nguyên nhân là do thiếu vốn và nguồn nhân lực để thực hiện các dự án.

Thứ hai, đẩy mạnh việc triển khai dự án hành lang phía Nam để hành lang

kinh tế này có thể hoàn thành đúng theo dự kiến vào năm 2012.

Để giải quyết những tồn tại nêu trên, các nước cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương. Đồng thời tăng cường nguồn tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng trong phạm vi chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng bằng cách huy động nguồn vốn của các Chính phủ, kêu gọi vốn từ các tổ chức quốc tế và vốn của tư nhân. Hơn nữa, các nước cần tăng cường phối hợp các bộ ngành liên quan và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, nhất là nguồn nhân lực và phải có giải pháp để hạn chế tác động xã hội tiêu cực có thể nảy sinh từ việc khai thác hành lang giao thông. Có như thế, thì việc khai thác những hành lang giao thông này mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nước thành viên chương trình hợp tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)