Đối với nước tiếp nhận FD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 26 - 28)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

1.1.4.1. Đối với nước tiếp nhận FD

- Các nước công nghiệp phát triển là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều nhất,

nhưng cũng là nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay. Điều đó tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia. FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, mở rộng nguồn thu của chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát, vv.

- Đối với các nước đang phát triển, nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng

để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do

28

tích luỹ nội bộ thấp. Các nước NICs trong hơn 30 năm qua nhờ nhận đựơc trên 60 tỷ USD FDI cho phát triển kinh tế cùng với một chính sách kinh tế năng động và có hiệu quả đã trở thành những con rồng Châu Á. [34]

Với việc nhận vốn FDI, nước chủ nhà không phải lo trả nợ. Thông qua hợp tác với chủ đầu tư nước ngoài, nước chủ nhà có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới, nơi chủ đầu tư có chỗ đứng vì phần lớn các chủ đầu tư là các công ty xuyên quốc gia có mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở nhiều nước trên thế giới.

FDI còn góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới cho nước nhận đầu tư. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động. Do đó, sự phát triển của FDI ở nước sở tại đã đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng về ngoại ngữ và trình độ chuyên môn của người lao động. Mặt khác, các chủ đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở nước sở tại. Đó chính là đội ngũ nòng cốt trong việc học tập, tiếp thu kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, năng lực quản lí tiên tiến của nước ngoài.

Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng với xuất nhập khẩu của các nước chủ nhà. Năm 2009, tỷ lệ xuất khẩu của các dự án FDI so với tổng xuất khẩu ở Xingapo là 72 %, Trung Quốc là 78 %, Đài Loan là 71 %, Hàn Quốc 69,1 %, Thái Lan là 39,7 % và tỷ lệ này ở Việt Nam là 37,3 % năm 2009 và 7 tháng đầu năm 2010 là 42 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam [30].

Với chính sách thu hút FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lí, nguồn vốn FDI sẽ góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước nhận đầu tư theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chẳng hạn, năm 2009 vốn FDI vào Thái Lan có trên 80 % tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và ở Việt Nam tỷ lệ này là khoảng 66 %.

Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. Các nguồn thu từ các khoản cho thuê đất, mặt nước, mặt biển; từ các loại thuế doanh thu, lợi tức, thuế xuất nhập khẩu. Các dự án FDI tại Trung Quốc đã đóng góp 11,2 % tổng thu từ các nguồn thuế năm 2008. Ở Việt Nam tỷ lệ này năm 2008 là 6,1 %, nếu tính cả nguồn thu từ dầu khí tỷ lệ này là 20,5 %. [45, 46]

29

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)