Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho chương trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 97 - 100)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

3.3.2.1. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho chương trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”

lang, một vành đai kinh tế”

Trong các hành lang kinh tế, trục tuyến giao thông là nhân tố quan trọng nhất và việc phát triển hạ tầng giao thông tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế. Trên 70 % lượng hàng hoá trao đổi trên hành lang kinh tế biên giới hai nước được vận chuyển bằng đường sắt, còn lại là đường bộ. Tuyến đường thuỷ và đường hàng không vẫn chưa được khai phá. Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc có hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Một là tuyến Hà Nội - Đồng Đăng – Đông Hưng – Nam Ninh, và từ Nam Ninh đi các tỉnh liền kề bên trong Trung Quốc như Vân Nam, Quý Châu,

99

Hồ Nam, Quảng Đông. Tuyến đường này dài 418 km. Tuyến thứ 2 là Hà Nội – Lào Cai, Hà Khẩu – Côn Minh. Từ Côn Minh nối tiếp đến các tỉnh: Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây và khu tự trị Tây Tạng. Tuyến đường này dài 716 km. Nhu cầu vận chuyển quá cảnh của Vân Nam qua cảng Hải Phòng của Việt Nam tới các nước ASEAN là rất lớn, nhưng năng lực vận chuyển của đoạn đường sắt Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng còn nhiều hạn chế.

Về đường thuỷ, hai bên cần nhanh chóng triển khai dự án cải tạo, khai thác tuyến đường thuỷ dọc theo sông Hồng bắt nguồn từ huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, tổng chiều dài là 1.145 km, trong đó đoạn sông ở tỉnh Vân Nam là 695 km. Trong lịch sử, sông Hồng vốn là một đường thuỷ then chốt trong việc đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam, cũng là một đường vận chuyển trên sông trong thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, việc khai thác vận chuyển quốc tế trên sông Hồng đã được xếp vào “chương trình khai thác miền Tây” và kế hoạch 5 năm lần thứ X của Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam đã có cuộc hội thảo và tại đó hai bên cùng thống nhất đề xuất cùng tổ chức đoàn liên hợp khảo sát vận chuyển sông Hồng, xem xét tính khả thi của việc thông tàu thuyền ở đoạn sông từ Man Hao đến Yên Bái. Đồng thời phát triển hệ thống giao thông đường biển vì cả hai nước đều có lợi thế bờ biển dài. Trước mắt cần phải nâng cấp các cầu cảng biển nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận tàu hàng và giảm thời gian bốc dỡ hàng hóa.

Đường hàng không mới chỉ đưa vào khai thác tuyến Hà Nội – Côn Minh. Để nâng cao năng lực giao thông nói chung và tiến tới khai thác vận tải đa phương thức trong hành lang kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã cho phép tỉnh Lào Cai phối hợp với Tổng cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu xây dựng sân bay Lào Cai để thành lập tuyến bay Côn Minh – Lao Cai – Hà Nội vào năm 2012.

Để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước phát triển. Trong thời gian tới, việc phát triển kết cầu hạ tầng giao thông phải gắn với việc xây dựng hai hành lang và một vành đai kinh tế, cụ thể là:

100

Thứ nhất, hai nước nhanh chóng cải tạo và nâng cấp hệ thống đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, việc cải tạo kỹ thuật đối với hai tuyến đường này theo hành lang kinh tế phải được đặt trong khuôn khổ quy hoạch tổng thể hệ thông đường sắt toàn Châu Á. Trước mắt cần phải tập trung nguồn vốn phát triển tuyến đường sắt này đạt khổ tiêu chuẩn quốc tế 1.435 mm và điện khí hoá, tiến tới hoà mạng vào các trục đường sắt của hai nước.

Đối với phía Việt Nam, cần sớm đầu tư phát triển cả hai tuyến đường sắt, nhưng ưu tiên đầu tư trước đối với tuyến đường sắt Côn Minh – Lao Cai – Hà Nội - Hải Phòng vì đây là xương sống của hành lang kinh tế đang được hai bên triển khai xây dựng.

Thứ hai, hệ thống giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng quan trọng đối với hành lang kinh tế và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi thương mại và dịch vụ cũng như đầu tư giữa Việt Nam với Trung Quốc. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ cần tập trung vào một số hạng mục cụ thể sau:

- Trước hết phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện đường bộ cao tốc quốc tế Hà Nội – Côn Minh và Hà Nội – Nam Ninh. Việc cải tạo đường ô tô từ Côn Minh để nối với Hà Nội đã được liệt kê vào “kế hoạch 5 năm lần thứ X” của tỉnh Vân Nam (tháng 7 năm 2005), tỉnh Vân Nam đã hoàn thành việc xây dựng đoàn đường bộ cao tốc từ Côn Minh đi Hà Khẩu. Dự án xây dựng đoạn đường bộ Lào Cai – Hà Nội với 4 làn đường của UBND tỉnh Lao Cai được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, khi hoàn thành dự án trên cùng với việc xây dựng mới cầu qua sông Hồng thuộc vùng biên giới Lào Cai – Hà Khẩu thì tuyến đường bộ Hải Phòng – Lao Cai – Côn Minh sẽ là trục quan trọng đẩy hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai bên phát triển.

- Nâng cấp và xây dựng tuyến đường bộ Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thành đường cao tốc để đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại và đầu tư của hai bên. Về phía Trung Quốc đã hoàn thành đường cao tốc từ Nam Ninh - Bằng Tường. Về phía Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh có tuyến Hạ Long -

101

Hải Dương – Hà Nội, đường quốc lộ 18 đã hoàn thành việc mở rộng thi công mặt đường, tuyến Móng Cái đi Hạ Long tiếp tục thi công. Tỉnh Lạng Sơn hiện nay đã hoàn thành việc thi công tuyến quốc lộ 1, dài 150 km, từ Lạng Sơn đi Hà Nội chỉ mất 3 giờ đồng hồ. Do có tuyến đường nối liền với trung tâm miền Bắc Việt Nam là Hà Nội ngắn và thuận tiện như vậy, cho nên hàng hoá từ Trung Quốc sang hoặc từ nội địa Việt Nam đưa sang Trung Quốc là rất thuận lợi.

- Bên cạnh đó, cần nhanh chóng thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ nội địa nối với cảng Hải Phòng và Quảng Ninh. Nâng cấp, mở rộng tuyến đường quốc lộ dẫn đến các cửa khẩu chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ các tỉnh biên giới đến các trung tâm kinh tế tại thị trường nội địa như: Hà Nội, Hải Phòng, Côn Minh, Nam Ninh, vv. tạo điều kiện hơn nữa cho hàng quá cảnh tiếp cận nhanh chóng với hệ thống cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)