Tỷ giá đồng nhân dân tệ tăng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 53 - 54)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.1.4. Tỷ giá đồng nhân dân tệ tăng cao

Từ khoảng năm 2003, trước tình hình nhập siêu ngày càng tăng, Mỹ đã phê phán chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Mỹ cho rằng Trung Quốc thực hiện chính sách thao túng tỷ giá tiền tệ, định giá đồng NDT thấp hơn giá trị thực 20 – 40 % để hỗ trợ cho xuất khẩu của nước này, đồng thời gây thiệt hại cho cho hàng hoá và các nhà xuất khẩu Mỹ. Đặc biệt là từ đầu năm 2010 đến tháng 7 năm 2010, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng 18 % lên đến 145,4 tỷ USD. Do đó Mỹ và các nước trên thế giới đang gây áp lực mạnh mẽ để buộc Trung Quốc phải điều chỉnh tỷ giá đồng NDT nhằm tăng cường tính linh hoạt của đồng tiền này.

Để đối phó với áp lực từ phía Mỹ và các nước EU, vào tháng 7-2005, Trung Quốc tăng giá đồng NDT 2 % (từ 8,28 lên 8,11 NDT/USD) và cho tỷ giá dao động trong biên độ 0,3 %, sau đó tăng lên 0,5 %. Từ đó Trung Quốc theo chế độ thả nổi có quản lý đồng NDT, mỗi ngày định tỷ giá chuẩn và chỉ cho dao động trong biên

55

độ 0,5 %. Sau ba năm áp dụng chính sách này, đồng NDT tăng giá thêm khoảng 20 % (trung bình mỗi năm khoảng 6 %) và tỷ giá vào tháng 7-2008 là 6,83 NDT/USD. Trước khuynh hướng bất ổn ngày càng mạnh của kinh tế thế giới, Trung Quốc quyết định không cho tỷ giá biến động, giữ cố định ở mức 6,83 NDT/USD. Chính sách này đã bị Mỹ, EU và Nhật Bản phản đối kịch liệt do các nhà xuất khẩu Trung Quốc được hưởng quá nhiều lợi nhuận trong khi đó các nước này bị ảnh hưởng nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Vì vậy, những nước này gây áp lực mạnh đối với Trung Quốc [25].

Để gây áp lực đối với Trung Quốc, Mỹ và EU đã hạn chế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này thúc ép Trung Quốc không thể không nâng giá đồng NDT để cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc với những nước này. Vì khi đồng NDT tăng giá, thì hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ rẻ hơn so với hàng nội địa của Trung Quốc. Ngược lại, hàng của Trung Quốc xuất khẩu sẽ trở nên đắt hơn so với hàng hóa trên thế giới. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường thế giới và đồng thời làm giảm bớt nhập siêu của Mỹ, EU và Nhật Bản đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 6 năm 2010, Trung Quốc mới quyết định nâng giá đồng NDT lên mức 0,53. Kết quả là đồng NDT bắt đầu tăng nhẹ, nhưng biên độ tăng này chưa đáp ứng được mong muốn của Mỹ và nhiều nước phương Tây. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ còn phải điều chỉnh tỷ giá đồng NDT trước sức ép của Mỹ và các nước phương Tây.

Trước tình hình đồng NDT sẽ còn phải tăng giá, các doanh nghiệp của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh đầu tư sang các nước khác trong đó có Việt Nam nhằm sản xuất hàng hóa rẻ hơn để thu được lợi nhuận cao và đồng thời từ các nước đó xuất khẩu sang Mỹ và EU để tránh hạn ngạch của Mỹ và EU đối với hàng hóa của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)