CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Luận văn chọn điểm nghiên cứu là tại Công ty TNHH dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu của đề tài. Việc thu thập số liệu thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu một cách khoa học nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đƣợc thu thập từ thông tin đã đƣợc công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí và các đề tài khoa học trong và ngoài nƣớc. Số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc lấy từ các báo cáo của các phòng ban trong công ty nhƣ: phòng hành chính nhân sự, phòng tài chính kế
toán… Ngoài ra luận văn tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo chí, internet…
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tại nguồn số liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong luận văn này, số liệu sơ cấp sẽ đƣợc tác giả thu thập dựa trên kết quả của các cuộc phỏng vấn, điều tra khảo sát trong công ty.
a. Điều tra khảo sát
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả phát 100 phiếu điều tra đến 100 ngƣời lao động trong công ty. Trong đó có 92 phiếu hợp lệ, còn 8 phiếu không hợp lệ so với nội dung trong phiếu điều tra.
Bảng câu hỏi đƣợc gửi tới nhân viên, công nhân của Công ty đƣợc in trên giấy A4 gồm 2 phần:
+ Phần 1: Thông tin cá nhân + Phần 2: Câu hỏi khảo sát
* Cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thực trạng tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết về tuyển dụng nhân lực trong tổ chức.
- Để có cơ sở đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng tuyển dụng, tác giả đã đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam nhƣ sau:
+ Kênh tuyển dụng + Thông tin tuyển dụng
+ Mong đợi của ứng viên khi nộp đơn xin việc vào Công ty + Hoạt động thi tuyển
+ Hoạt động phỏng vấn
* Nội dung bảng câu hỏi khảo sát:
Nội dung bảng câu hỏi khảo sát căn cứ vào 6 yếu tố ảnh hƣởng nêu ở trên thông qua 7 câu hỏi. Cụ thể nhƣ sau:
- Yếu tố 1: Kênh tuyển mộ mà Công ty sử dụng
Yếu tố này nhằm đánh giá xem kênh thông tin nào mà Công ty sử dụng đăng tuyển đƣợc nhiều ứng viên biết đến nhất. Yếu tố này tác giả thiết kế câu hỏi nhƣ sau:
―Anh (chị) biết nguồn thông tin tuyển dụng của Công ty qua kênh thông tin nào?‖
- Yếu tố 2: Thông tin tuyển dụng mà Công ty đƣa ra.
Qua yếu tố này, tác giả muốn khảo sát xem những thông tin tuyển dụng mà Công ty đƣa ra trong bản thông báo tuyển dụng đã đầy đủ chƣa, từ đó thấy đƣợc sức hút của việc làm đối với các ứng viên là nhƣ thế nào. Nội dung của câu hỏi nhƣ sau:
― Anh (chị) đánh giá thế nào về thông tin tuyển dụng của Công ty trong thời gian qua?‖
- Yếu tố 3: Mong đợi của ngƣời xin việc
Không đơn giản là chỉ cần có việc làm mà các ứng viên khi nộp đơn xin việc họ đều có những mong đợi của riêng mình khi vào làm tại Công ty. Qua câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết đƣợc những mong đợi của nhân viên và từ đó có cơ sở để xây dựng các chính sách phù hợp với ngƣời lao động để sau khi tuyển dụng xong thì Công ty sẽ duy trì tốt nguồn nhân lực đã tuyển dụng tránh tình trạng nhân viên bỏ việc sau khi trúng tuyển. Bên cạnh đó cũng sẽ giảm đƣợc rất nhiều chi phí tuyển dụng hàng năm của Công ty.
Với yếu tố này tác giả đƣa ra câu hỏi khảo sát nhƣ sau:
― Anh (chị) mong đợi điều gì nhất khi nộp đơn xin việc vào Công ty?‖ - Yếu tố 4: Hoạt động thi tuyển
Qua yếu tố này Công ty sẽ đánh giá đƣợc ngân hàng câu hỏi thi tuyển mà Công ty xây dựng trong thời gian qua dễ hay khó, đã phù hợp chƣa. Bởi, điều này có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc tuyển dụng của Công ty. Nếu ngân hàng câu hỏi quá dễ sẽ khó chọn đƣợc nhân tài trong tuyển dụng.
Câu hỏi khảo sát cho yếu tố này nhƣ sau:
― Anh (chị) đánh giá mức độ khó của đề thi tuyển vào Công ty nhƣ thế nào?‖ - Yếu tố 5: Hoạt động phỏng vấn
Buổi phỏng vấn không phải đơn thuần là buổi để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của các ứng viên mà nó còn là buổi để nhà tuyển dụng và các ứng viên gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu thông tin của nhau. Từ đó giúp cho ứng viên và nhà tuyển dụng có thể tìm đƣợc những tiếng nói chung. Bởi thế, việc tạo ra bầu không khí thoải mái nhất cho các ứng viên là điều mà nhà tuyển dụng nên làm. Nhằm khảo sát yếu tố này, tác giả đã đƣa ra câu hỏi với nội dung sau:
― Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình tại buổi phỏng vấn với lãnh đạo Công ty?‖
- Yếu tố 6: Bố trí công việc sau khi tuyển dụng
Sau khi tuyển chọn đƣợc nhân viên, việc sắp xếp bố trí nhân viên vào vị trí phù hợp với từng ngƣời không hề đơn giản. Điều này cho thấy công tác bố trí công việc cho ngƣời lao động sau khi tuyển dụng là vô cùng quan trọng. Nếu bố trí không đúng ngƣời đúng việc thì năng lực, trình độ chuyên môn của ngƣời lao động sẽ không đƣợc phát huy và nhƣ thế hiệu quả công việc thấp. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để có đánh giá khách quan về hoạt động này, tác giả đƣa ra câu hỏi khảo sát sau:
― Công việc mà anh (chị) đang thực hiện có phù hợp với trình độ chuyên môn của mình không?‖
b. Phỏng vấn
Mục đích của phƣơng pháp phỏng vấn nhằm bổ sung thêm thông tin về hoạt động tuyển dụng nhƣ là quy trình tuyển dụng đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, chất lƣợng của nhân viên, công nhân đƣợc tuyển dụng vào nhƣ thế nào?..., những nhận xét, đánh giá, quan điểm và định hƣớng cho hoạt động tuyển dụng trong thời gian tới của công ty. Những thông tin này cùng với những thông tin thu thập đƣợc qua phiếu khảo sát sẽ là nguồn thông tin đa dạng, đa chiều, tránh hiện tƣợng có cái nhìn phiến diện về hoạt động tuyển dụng của công ty trong thời gian qua.
Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là những nhà quản trị, nhân sự phụ trách công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty. Cuộc phỏng vấn đƣợc sắp xếp và hẹn trƣớc với các câu hỏi đƣợc chuẩn bị trƣớc, nội dung trả lời đƣợc ghi chép lại cẩn thận và đƣợc sử dụng làm thông tin cho việc phân tích thực trạng tuyển dụng nhân lực tại công ty ở chƣơng 3.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
Tác giả sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu; tìm ra những tồn tại, yếu kém trong hoạt động tuyển dụng của công ty để có những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển dụng của công ty.
Bên cạnh đó, những thông tin liên quan đến ngƣời lao động hay những số liệu liên quan đến hoạt động tuyển dụng mà tác giả thu thập cũng đƣợc tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố đến hoạt động tuyển dụng giúp cho ngƣời đọc có cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng tuyển dụng nhân lực tại công ty.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các đơn vị, tác giả dùng các phƣơng pháp trong thống kê, phân tích hệ thống để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập đƣợc làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng chất lƣợng tuyển dụng nhân lực của công ty trong các năm qua.
2.2.5. Phương pháp đối chiếu so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một số chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để thấy rõ đƣợc sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu của kỳ này với chỉ tiêu của kỳ trƣớc, kết quả tăng doanh số của kỳ này so với kỳ trƣớc, năm nay so với năm ngoái. Điều kiện để so sánh là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp với các yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỉ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.
Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng cả hai hình thức là so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. Việc sử dụng cả hai hình thức này sẽ giúp cho tác giả vừa có những chỉ tiêu cụ thể về số lƣợng và giá trị, vừa thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng của công ty trong các kỳ phân tích.